You are currently viewing Các nhà văn Nhật ngày xưa tỏ tình như thế nào?

Các nhà văn Nhật ngày xưa tỏ tình như thế nào?

Hẳn các bạn đã biết, người Nhật rất hiếm khi nói câu “愛している” khi thổ lộ tình yêu của mình. Dù được dịch là “I LOVE YOU” nhưng với người Nhật, nhưng đây là một câu nói có ý nghĩa cực kỳ lớn lao. Tới mức, nhiều người Nhật ví von họ chỉ nói câu này tới người yêu mình 2 lần trong cả cuộc đời (Một lần khi cưới, và khi sắp lìa đời).

Người Nhật (đặc biệt là con trai) rất ít khi nói sến. Nhưng không phải vì thế mà mấy bác nhà văn Nhật cũng như vậy… Dưới đây là một số ví dụ những câu Sến kinh điển của vài văn hào Nhật nổi tiếng để các bạn tham khảo…

Hi vọng các bạn đọc xong có thể áp dụng vào thực tế. Và cũng tìm người để nói đi nhé.

“Trăng đẹp nhỉ?” – Natsume Soseki

Câu này mình xin phép giữ nguyên văn.
Có rất nhiều giai thoại xung quanh câu nói này. Tiêu biểu là câu chuyện Natsume Soseki từng mắng một học sinh trong lớp học khi người này dịch “I love you” thành 「愛してる」vì quá “TRỰC DỊCH”. Trong khi đó, văn hóa Nhật theo quan niệm của ông là phải ý tứ, sâu xa, lời ít ý nhiều, không được sỗ sàng… Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện truyền miệng, chẳng ai biết liệu câu chuyện này có thật hay không.

Đã có một chủ đề nổ ra trên Twitter xung quanh tính thực hư của câu chuyện này. Nhưng dẫu sao, đây cũng là một câu nói thật sự rất nổi tiếng về tình yêu trong văn học Nhật Bản.

“Anh ước mình cùng được nói chuyện với nhau mãi mãi, chỉ hai chúng ta thôi. Rồi sau đó trao nhau nụ hôn thì thật tuyệt vời biết mấy. Nhưng nếu em từ chối, tôi cũng sẽ không phiền đâu. Gần đây, trông em đáng yêu quá, ngỡ như viên kẹo ngọt ngào mà tôi có thể ăn từ đầu tới chân được vậy…” – Akutagawa Ryunosuke

Akutagawa Ryunosuke (芥川 龍之介) (1892-1927) là nhà văn cận đại Nhật Bản nổi tiếng với thể loại truyện ngắn, là thủ lĩnh của văn phái Tân hiện thực Nhật Bản, một khuynh hướng dung hòa được những tinh hoa lý trí của chủ nghĩa tự nhiên và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ (tanbishugi), thể hiện một phong cách riêng biệt hòa trộn giữa hiện thực và huyền ảo bằng bút pháp hoa mỹ mà súc tích. 

“Tôi muốn gặp em thêm một lần nữa, lúc ấy, hãy cứ nói ghét tôi nếu em muốn vậy. Ngọn lửa trong lồng ngực này do em mà rực cháy, vậy nên hãy tự đi mà dập tắt nó nếu em thật lòng muốn vậy. Còn mình tôi thì chẳng đủ sức để khiến ngọn lửa thôi bập bùng.” – Dazai Osamu

Dazai Osamu là một nhà văn Nhật Bản tiêu biểu cho thời kỳ vừa chấm dứt Thế chiến thứ Hai ở Nhật. Osamu sống và viết Cùng một nghĩa như nhau, thành thực mà bi đát. Ông thường được nhắc tới như một thành viên tiêu biểu trong văn phái Buraiha.

“Trước mắt, hãy chia tay hắn ta đi… Rồi sau đó hẹn hò với tôi đây này.” – Kenzo Kitakata

Kenzo Kitakata là một tiểu thuyết gia người Nhật, đặc biệt được biết đến với những cuốn tiểu thuyết Hard-boiled về trinh thám, kinh dị…

“Tôi đã bao lần mơ thấy được ăn cô gái ấy. Đừng chín quá kỹ, chỉ nướng tái thôi là được rồi. Dẫu trở thành thịt mà cô nàng vẫn giữ nụ cười, lai giữa hương vị thịt bò và thịt chim, chẳng hé môi nhưng cũng vẫn thật ngọt ngào. Ôi… dường như tình yêu tôi dành cho cô nàng đang sục sôi như nồi nước đã đun cạn, hóa thành cơn thèm ăn mất rồi…” – Kobo Abe

Kōbō Abe, bút danh của Kimifusa Abe, là một nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia và nhà phát minh người Nhật Bản. Abe thường được so sánh với Franz Kafka và Alberto Moravia vì sự nhạy cảm theo chủ nghĩa hiện đại và những khám phá siêu thực, thường là ác mộng của các cá nhân trong xã hội đương đại.

“Đừng nhớ tới tôi. Nếu việc được nhớ tới khiến tôi phải quên em, thì thôi đi.” – Shuji Terayama

Shūji Terayama là một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn, đạo diễn phim và nhiếp ảnh gia người Nhật Bản. Các tác phẩm của ông bao gồm từ kịch truyền thanh, truyền hình thử nghiệm, nhà hát ngầm, tiểu luận phản văn hóa, đến Làn sóng mới của Nhật Bản và điện ảnh “mở rộng”.

“Tạm biệt anh, chúng ta sẽ không gặp lại nữa. Nhưng giá như, dù chỉ một chút thôi, tôi được trở thành thành ai đó khác thì tôi đã hạnh phúc biết nhường nào…” – Kaori Ekuni

Ekuni Kaori sinh ngày 21/03/1964 là một tác giả nữ nổi tiếng người Nhật Bản. Cô sinh ra tại Setagaya, Tokyo. Ở Nhật, cô được mệnh danh là Murakami nữ của văn học đương đại. Nhiều cuốn tiểu thuyết của cô đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xuất bản rộng rãi trên nhiều quốc gia trên thế giới.

“Hơn cả nhưng câu trò chuyện, hơn cả bất cứ điều gì, tôi muốn gặp em chỉ để được gặp em.” – Yumeji Takehisa

Yumeji Takehisa (1884 – 1934) là một nhà thơ và họa sĩ Nhật Bản. Ông cũng là họa sĩ theo trường phái Nihonga.

Nguồn: Hội Những Người Học Dốt Tiếng Nhật
Bài viết gốc: BuzzFeed