Giải cầu lông giao hữu Vysa-Vietsai 2005


Giải cầu lông Vysa-Vetsai 2005 đã kết thúc thành công rực rỡ để lại nhiều dư âm tốt đẹp về một giải thể thao giao hữu giữa lưu học sinh đang học tập tại Nhật với học sinh Nhật Bản.


1. Tổng quát  Giải cầu lông VYSA-ViệtSai năm 2005 diễn ra và đã đạt thành công lớn. Đây là lần đầu tiên môn cầu lông được tổ chức độc lập không kết hợp với các môn khác.  Tham gia giải lần này có tất cả 16 vận động viên (13 nam và 3 nữ). Có 5 vận động viên người Nhật và 1 vận động viên người Ấn độ. 3 đội tham gia giải đồng đội là VYSA-Kanto, VietSai và Takanoko.  Đội VYSA-Kanto tham gia với sự góp mặt của tay vợt có tiếng ở VYSA là Nguyễn Bá Hòa, 2 tay vợt lão thành là Nguyễn Xuân Hồng và Vũ Mạnh Tuấn, tay vợt đi đầu trong phong trào cầu lông của VYSA là Trần Ngọc Sơn, và 2 tay vợt nữ xuất sắc là Hoàng Mai và Đỗ Hồng Trang.  Đội VietSai tham gia với sự góp mặt của các tay vợt đang nổi danh và đang mong muốn khẳng định vị trí của mình ở VYSA đó là tay vợt chủ tich VietSai Ngô Đức Mậu, tay vợt nghệ sỹ Duy Trinh, tay vợt Minh Ngọc, tay vợt người Ấn độ, và tay vợt Nguyen Ba Minh (bảo vệ luận án ngay ngày hôm sau).  Đội Nhật Takenoko tham gia với sự góp mặt của 2 tay vợt lão luyện với 4 năm kinh nghiệm tập câu lạc bộ cầu lông là Masuyama và Nishitoba, 2 tay vợt đang thử nghiệm là Nakamura và Karamashi, và tay vợt nữ Yuri Saito.  Toàn bộ giải lần này có 3 giải nhỏ là giải đồng đội, giải đôi nam và giải đôi nam nữ.  Giải lần này với mục đích giúp cho các vận động viên được cọ xát nhiều nên toàn bộ giải không có hình thức đấu loại trực tiếp. Tất cả đều thi đấu theo thể thức đánh vòng tròn tính điểm.  Trong thời gian tổ chức giải không có sự cố đặc biệt nào xảy ra để ảnh hưởng đến toàn giải. Các VĐV tham gia rất nhiệt tình và vui vẻ.  BTC đã có sự phối hợp rất tốt trong quá trình tổ chức giải. 2. Tồn tại  BTC vẫn còn một số bị động nhất là việc mời các đội tham gia. Có lẽ do thời gian ngắn cũng như chưa lường hết được những bất ngờ. Điển hình là việc đội Indonesia từ chối tham gia giải vì lý do phải đóng tiền và địa điểm thi đấu ở xa. Lần tổ chức sau BTC nên chú ý đến vấn đề này.  Việc mời đội Nhật tham gia cũng gặp phải khó khăn nhất định khi đội Nhật dự kiến cũng từ chối vì lý do bận cho giải thi đấu của họ vào tháng 3. Sự năng động của Ngọc Sơn và Hồng Trang đã gỡ một bàn thua trông thấy cho BTC khi mời được 4 VĐV Nhật đến từ 3 nơi khác nhau.  Việc đăng ký và hủy bỏ ngay trong ngày tổ chức giải của đội Chiba cũng là một vấn đề còn tồn tại, mặc dầu lỗi chính không phải từ BTC. Tuy nhiên, những lần tổ chức sau BTC nên quan tâm đến vấn đề này. 3. Diễn biến các giải 3.1 Cầu lông đồng đội  Giải đồng đội có 3 đội tham gia là VYSA-Kanto, VietSai và Takenoko (Nhật).  Các đội lần lượt gặp nhau với 5 trận (2 trận đôi nam, 2 trận đơn nam và 1 trận đôi nam nữ).  Mỗi trận đôi nam và đôi nam nữ đều phải thi đấu 3 sét, mỗi sét đánh đến tỉ số 15.  Với tuổi đời còn non trẻ (thành lập chưa được 6 tháng), đội VietSai tham gia với tinh thần học hỏi và khẳng định vị trí, và mặc dầu đã phải viện thêm ngoại binh nhưng vẫn chưa đạt được mong muốn với vị trí thứ ba toàn đoàn. Có tổng số 2 trận thắng và 8 trận thua. Đội Takenoko với sự góp mặt của 2 tay vợt nhiều kinh nghiệm, nhưng vẫn không vượt qua được sự cản lướt của VYSA-Kanto đành chấp nhận vị trí thứ nhì với 6 trận thắng 4 trận thua. VYSA-Kanto với đội hình cốt cán của tiểu ban cầu lông đã vượt qua 2 đối thủ để dành ngôi vô địch với 8 trận thắng và 2 trận thua. 3.2 Cầu lông đôi nam  Giải cầu lông đôi nam diễn ra có 5 đôi tham gia với thể thức đấu vòng tròn tính điểm.  Các đôi gặp nhau trong trận đấu chỉ có 1 sét với 15 điểm.  2 đôi vợt chủ nhà VietSai có rất nhiều cố gắng sau khi nạp năng lượng bằng bữa trưa bento, nhưng vẫn đành chịu thúc thủ và đứng ở vị trí 4 và 5. Việc dành ngôi vị vô địch là sự rượt đuổi của 3 đôi vợt mạnh. Kết quả cho đội vô địch phải tính đến tỉ số của trận đấu vì cả 3 đội đều có số trận thắng bằng nhau, và lượt trận đối đầu trực tiếp thì cả ba đội đều thua 1 trận theo vòng tròn. Đôi nam Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Bá Hòa may mắn dành được ngôi vô địch do có tỉ số trận thắng cao nhất (có lẽ là do có nhiều kinh nghiệm nên ngay sau khi nạp năng lượng phải đấu ngay với đội mạnh khi mà họ vẫn còn đang mơ màng với bữa trưa quá ngon). Đôi nam Masuyama và Nishitoba về nhì mặc dầu để thua đôi nam Mạnh Tuấn và Ngọc Sơn. Đôi về thứ ba là Mạnh Tuấn và Ngọc Sơn. 3.3 Cầu lông đôi nam nữ  Môn thi đấu này với sự góp mặt của 3 tay vợt nữ là Hoàng Mai, Hồng Trang và Yuri Saito. Các đôi nam nữ lần lượt gặp nhau để tính điểm. Mỗi trận thi đấu trong 1 sét và số điểm là 15.  Để tạo thêm tính thân mật, các VĐV nam đã thay phiên nhau cặp đôi với các VĐV nữ.  Kết quả là VĐV nữ Hoàng Mai đã dành chức vô địch với 2 trận thắng tuyệt đối (nhưng vẫn phàn nàn là em có đánh gì đâu, toàn các anh đánh hết). VĐV nữ Hồng Trang đã xuất sắc vượt qua VĐV người Nhật Saito để về nhì với 1 trận thắng.  Có lẽ do không quen với thời tiết giá lạnh ở Saitama nên VĐV người Nhật Saito vẫn phải khoác bộ áo bông trên mình trong khi thi đấu 4. Kết quả chung cuộc Đồng đội: Giải nhất Vysa Kanto, Giải nhì Takenoko, Giải khuyến khích Vietsai Đội nam: Giải nhất Nguyễn Xuân Hồng&Nguyễn Bá Hòa, Giải nhì Masuyama&Nishitoba, Giải khuyến khích Vũ Mạnh Tuấn&Trần Ngọc Sơn Đội nam nữ: Giải nhất Hoàng Mai, Giải nhì Hồng Trang, Giải khuyến khích Yuri Saito TM Ban to chuc Nguyen Hong