Ngày hội thể thao của sinh viên ASEAN


Gần 200 vận động viên và cổ động viên là lưu học sinh, thanh niên các nước ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia, Myama, Malaysia, và Việt Nam) và Nhật Bản, đã tới tham dự Ngày hội Thể thao ASEAN ASF2004 (ASEAN SPORT FESTIVAL) do VYSA (Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản) tổ chức. Đó quả thật là một ngày thứ Bảy của tình đoàn kết và hữu nghị của thế hệ trẻ trong cộng đồng ASEAN tại Nhật Bản. Sự thành công của Đại Hội Thể Thao Asean này khẳng định tầm vóc, khả năng tổ chức và uy tín của VYSA tại Nhật Bản. (Album ảnh sẽ được cập nhật cuối ngày hôm nay)


Ngay từ rất sớm, những thành viên của Ban tổ chức đã có mặt để hoàn thành nốt những công việc chuẩn bị cuối cùng. Người tham gia dần dần tới, làm nóng dần nhà thi đấu. Bạn bè quốc tế cùng hào hứng tham gia chăng cờ các nước ASEAN, chuẩn bị cho lễ khai mạc. Câu hỏi cửa miệng của lưu học sinh “bạn đến từ nước nào” nhường lại cho những sốt sắng cùng tham gia giúp đỡ ban tổ chức. Ngày hội của cộng đồng sinh viên ASEAN bắt đầu sau một chút rụt rè của những người tham giai. Lễ khai mạc giải ngắn gọn nhưng cũng không kém trang trọng với những lời chào mừng của Ban tổ chức, các nhà tài trợ (Trung tâm Thông tin Sinh viên Nhật Bản- NASIC, Trường đại học Bunkajoshi), tuyên bố khai mạc giải của chủ tịch VYSA, những lời tuyên thệ của vận động viên và trọng tài. Vậy thôi, phần còn lại của ngày hội thể thao thể thao này là của những người tham gia với đầy vẻ hào hứng đang đứng trong nhà thi đấu này. Với ba môn thi đấu: bóng bàn (đơn nam, nữ và đôi nam), bóng rổ, cầu lông (đơn nam, nữ và đôi nam), đại hội thể thao, có tổng cộng bảy nội dung thi đấu. Hai môn bóng rổ và bóng bàn được tổ chức từ buổi sáng còn các nội dung cầu lông được khởi tranh từ buổi chiều ở nhà thi đấu số hai. Môn bóng rổ lần đầu tiên được đưa vào thành một nội dung tranh tài trong đại hội thể thao của VYSA năm nay nhưng lại đem lại bất ngờ lớn nhất về cả số lượng tham gia và chất lượng thi đấu. Những đội bóng của Philippines, Indonesia trội hơn một chút về thể hình nhưng cũng không có quá nhiều chênh lệch về kỹ thuật với các đội khác. Không khi găng đua nhiều khi cũng căng thẳng một chút với những cái lắc đầu, phàn nàn với trọng tài. Những trọng tài tình nguyện nghiệp dư là cầu thủ của các đội bóng làm việc rất công tâm và nhiệt tình. Giải ba giành cho đội Việt Nam là một kết quả không tồi cho những nỗ lực đáng khích lệ của những vận động viên trong một đội thành thành lập tại chỗ cũng cùng với những cầu thủ “chuyển nhượng tạm thời” từ những đội bóng khác để bổ sung lực lượng. “Sáu phút cho một hiệp đấu hơi ngắn. Giá mà dài hơn được thì hay. Nhưng bù lại chúng tôi cũng được thi đấu tới 4 trận liền trong ngày hôm nay. Thật thoải mái!” – đội trưởng đội Philippines, đội giành giải nhất hồ hởi tâm sự. Không có sự “lật đổ” đáng kể nào trong các nội dung bóng bàn. Những vận động viên đến từ Việt Nam vẫn thống trị bộ môn này với 6 trong tổng số 9 giải thuộc về Việt Nam với hai giải nhất. Tuy vậy các trận tranh tài cũng dần trở nên quyết liệt hơn với sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới tới từ các nước bạn ASEAN. Theo đánh giá của ban tổ chức, chất lượng của bộ môn bóng bàn được nâng cao một bước. Ở nội dung bóng bàn đôi nam, cặp Thanh Hà- Anh Tuấn của Đại Sứ Quán và Huy Hoàng-Thanh Sơn của Việt Nam chia nhau hai giải nhất nhì. Ở nội dung bóng bàn đơn nam, trận đấu chung kết diễn ra căng thẳng đến giờ phút chót và Sơn, cựu vô địch ĐH Ngoại Thương Hà Nội, đã để thua sau khi đã dẫn trước đến 10-4, trước đó hai đối thủ hòa nhau sau 4 hiệp thi đâu. Đối thủ của sơn là Ong Wei Tze, một vận động viên chuyên nghiệp của Malaysia. Khác với bóng bàn, “đổi ngôi” bất ngờ diễn ra ở bộ môn cầu lông. Sự xuất hiện của hai vận động viên đến từ Campuchia thực sự gây “sốc” với những tay vợt “hạt giống” của Indonesia và Việt Nam. Cả hai giải vô địch đơn nam và đôi nam đã nằm gọn trong tay hai vận động viên đến từ đất nước của Ăng-co-vát này. Tiếc là một số trong những tai vợt hàng đầu khác không có điều kiện tham gia giải. Nếu không, chắc hẳn bộ môn thi đấu này con chứng kiến những trận đấu kịch tính hơn nữa. Ở nội dung nữ, hai vận động viên Việt Nam áp đảo với cả hai giải nhất và nhì. Vậy là đội chủ nhà Việt Nam với các vận động viên của VYSA vẫn là đội có thành tích cao hơn cả với 9/21 giải trong đó có 3 giải nhất. Tuy vậy không có giải toàn đoàn nào bởi Ban tổ chức muốn làm nên một ngày hội của cả cộng đồng ASEAN, không phân biệt quốc gia nào. Được thấy những bạn bè người Nhật, Campuchia rồi Indonesia đôi lúc xuất hiện trong đội bóng rổ của Việt Nam, rồi những sinh viên của Philippines hào hứng chơi cho đội Indonesia và cùng nhau lên nhận giải, mới thấy sự bao trùm của không khí hữu nghị của ngày hội thể thao này. Lưu luyến khi chia tay, mọi người ùa vào chụp ảnh lưu niệm, cùng bá vai, bá cổ vẻ mặt rạng rỡ, rồi cùng ồ lên “có” làm vang động cả hội trường khi được hỏi “hôm nay các bạn có vui không?”. Tinh thần thể thao, tình bằng hữu trong cộng đồng ASEAN luôn hừng hực trong cả ngày hội. Nhìn khuân mặt lưu luyến của những người tham gia khi chia tay, hứa hẹn những lần gặp mặt sau sau, hay vẻ mặt hồ hởi của đại diện những tổ chức giúp đỡ mới thấy được sự thành công của giải. Được biết, Ban tổ chức của giải – ban Thể thao của Vysa Kanto phối hợp cùng với các ban khác trong BCH Vysa Kanto đã rất cố gắng để trong thời gian khá ngắn làm nên ngày hội thể thao này. Quả như lời của trưởng ban tổ chức giải Nguyễn Huy Hoàng “thành công có được là nhờ sự đoàn kết, nhiệt tình và trách nhiệm của mọi người trong ban Thể thao và các ban khác”. Qua những hoạt động vì cộng đồng, những nhà tổ chức “tình nguyện” này không chỉ đem lại cho mọi người những giờ phút thư giãn sau những ngày học tập, làm việc mệt nhọc tại Nhật Bản mà bản thân họ cũng nhận được những phần thưởng xứng đáng. Đó là tình bạn bè, anh em, những giây phút gắn bó bên công việc. Đó là những kinh nghiệm, những kỷ niệm không thể quên của họ trong những ngày tháng lưu học tại Nhật Bản này. Dưới đây là số liệu tóm tắt: 1. Vận động viên: 150 người Vietnam: 45 Indonesia: 40 Phillippine: 21 Cambodia: 12 Thai: 11 Japan: 8 Malaysia: 4 Myanmar: 3 2. Kết quả: a. Bóng bàn: Đơn nam: – Giải nhất: Ooi Wei Tze (Malaysia) – Giải nhì : Tran Thanh Son (Vietnam) – Giải ba: Nguyen Huy Hoang (Vietnam) Đôi nam: – Giải nhất: Nguyen Huy Hoang/Tran Thanh Son (Vietnam) – Giải nhì: Luu Anh Tuan/ Vo Thanh Ha (Vietnam) – Giải ba: Ooi Wei Tze (Malaysia)/ Yusuf Romadhon (Indonesia) Đơn nữ: – Giải nhất: Tran Thi Huong (Vietnam) – Giải nhì: Monette Javile (Philipines) – Giải ba: Nguyen Thi Khanh Ha (Vietnam) b. Cầu long: Đơn nam – Giải nhất: Soda Suon (Cambodia) – Giải nhì: Heng Socheat (Cambodia) – Giải ba: Heri Wibowo (Indonesia) Đôi nam: – Giải nhất: Soda Suon + Heng Socheat (Cambodia) – Giải nhì: Rahmat + Andhi Marjono (Indonesia) – Giải ba: Sok Thandy + Ratha (Cambodia) Đơn nữ: – Giải nhất: Nguyen Thi Thanh Hoa (VN) – Giải nhì: Tran Thi Huong (VN) – Giải ba: Eveyth (Philippine). c.Bóng rổ – Giải nhất: Phillippine. – Giải nhì: Indonesia. – Giải 3: Vietnam. Nhật Bản, tháng 6 năm 2004 “Phóng Viên” VYSA