Mùa hè này Tokyo sẽ mất điện liên tục?


Tiếng chuông báo hiệu đến giở nghỉ trưa reo lên khi đồng hổ chỉ đúng 12 giờ. Hầu như đồng thời, một vài đồng nghiệp của tôi đứng dậy tắt hết đèn trong phòng làm việc. Một vài người bắt đầu mang hộp cơm trưa (bento) ra ăn trong ánh sáng mờ mờ lọt vào qua cửa sổ. Tại sao phải khắc khổ thế này? tôi quay sang hỏi người bên cạnh. Phải tiết kiệm điện chứ, nếu không mùa hè này sẽ là đại nạn thiếu điện đó.


Tiếng chuông báo hiệu đến giở nghỉ trưa reo lên khi đồng hổ chỉ đúng 12 giờ. Hầu như đồng thời, một vài đồng nghiệp của tôi đứng dậy tắt hết đèn trong phòng làm việc. Một vài người bắt đầu mang hộp cơm trưa (bento) ra ăn trong ánh sáng mờ mờ lọt vào qua cửa sổ. Tại sao phải khắc khổ thế này? tôi quay sang hỏi người bên cạnh. Phải tiết kiệm điện chứ, nếu không mùa hè này sẽ là đại nạn thiếu điện đóanh ấy trả lời và lại cúi xuống ăn cơm. Vì đâu thủ đô của một nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản lại phải đương đầu với khủng hoảng năng lượng thế này. Tôi thử tìm hiểu kỹ hơn nguyên do của nó, và vỡ lẽ rằng vấn đề nằm ở chữ Tín và hai chữ An Toàn của người dân.

Năng lượng điện của Nhật Bản được cấu thành bởi ba nguồn chính là Nhiệt Điện (Thermal power, chiếm gần 60%), Điện Nguyên Tử (Nuclear power, chiếm gần 20%) và Thủy Điện (Hydro power, chiếm gần 20%). Các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt…chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn. Là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phải mua 100% nhiên liệu cho việc vận hành các nhà máy Nhiệt Điện và Điện Nguyên Tử. Thiên nhiên chỉ ưu đãi họ lượng tài nguyên nước để tạo ra 20% trong tổng số năng lượng điện Quốc gia. Thật đáng kính nể khi đất nước tuy nhỏ bé nhưng có nền kinh tế đứng hai trên thế giới này luôn luôn giữ được khoản dự trử năng lượng điện trên dưới 15% mặc dù phải mua nhiên liệu (dầu, than, khí hóa lỏng, uranium) cho việc tạo ra đến 80% điện năng.

Năm 1951, ngành điện của Nhật Bản được chia ra 9 vùng dịch vụ do 9 công ty đảm nhiệm, dưới sự quản lý trung ương của một ủy ban trong chính phủ. Các công ty này sản xuất và cung cấp điện theo chỉ tiêu từ trên đưa ra. Tuy nhiên, dưới sự biến động của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, các công ty trên dần dần trở thành các nhà sản xuất và cung cấp điện độc lập. Họ không ngừng nâng cao công nghệ, cải tiến dịch vụ và đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm cạnh tranh với các công ty cùng ngành cả về khả năng cung cấp điện lẫn dịch vụ cho khách hàng. Điều này khiến cho Nhật Bản trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ và dịch vụ ngành điện. Hệ thống điện trên toàn nước Nhật được nối với nhau bởi hệ thống truyền tải 500KV (điện xoay chiều) hay 250KV (điện một chiều) và sự chia sẻ, phối hợp năng lượng giữa các hệ thống điện giữa các vùng trên toàn nước Nhật rất chặt chẽ. Để nối hệ thống điện giữa các hòn đảo với nhau, Nhật Bản có hệ thống truyền tải điện đi dưới đáy biển hoặc được xây dựng độc lập, hoặc đi nhờ hai đường hầm dưới đáy biển dài bật nhất thế giới nối giữa các hòn đảo.

Có dự trữ điện trên dưới 15%, có một hệ thống hoàn hảo vừa mang tính cạnh tranh cao, vừa mang tính phối hợp nhuần nhuyễn như vậy thì lý do vì đâu mà nỗi ám ảnh thiếu điện cho thủ đô vào mùa hè năm nay lại cận kề đến vậy? Tất cả nằm ở chổ nguồn điện nguyên tử cung cấp cho thủ đô hầu như đã trở về con số không sau khi Tổng công ty điện lực Tokyo (TEPCO)quyết định đóng cửa tất cả 17 nhà máy điện nguyên tử của mình. TEPCO cung cấp điện cho một vùng Kanto rộng lớn bao gồm thủ đô Tokyo và các vùng lân cận. Công ty này vận hành 17 nhà máy điện trong tổng số 52 nhà máy điện nguyên tử trên toàn nươc Nhật. Từ sự cố xảy ra cách đây bốn năm tại một nhà máy điện nguyên tử thuộc tỉnh Ibaraki cận kề Tokyo gây chết người và đe dọa tính mạng của dân chúng, đến việc che dấu các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến an toàn của nhà máy như các vết nứt trong một vài kết cấu nhà máy…đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các quan chức chính phủ cho đến dân cư của các vùng có nhà máy điện hạt nhân. TEPCO đã đánh mất lòng tin nơi chính phú và dân chúng vì đã phớt lờ các nguyên tắc về an toàn với nguồn năng lượng khổng lồ nhưng mang đầy tính rủi ro như điện nguyên tử. Hơn ai hết, người dân Nhật Bản hiểu rất rõ về sự nguy hiểm của phóng xạ nguyên tử khi các yêu cầu về an toàn bị coi thường, vì thảm họa khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử của xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945 vẫn còn in hằng như một nỗi đau của dân tộc.

Không còn cách nào khác, các quan chức của TEPCO phải cúi rạp đầu xin lỗi chính phủ và dân chúng, hức hẹn khắc phục các lỗi sai và nâng cao các yêu cầu về an toàn. Như vậy vẫn chưa đủ, vì người ta mong đợi một hành động cụ thể nào đó. Một vài cuộc biểu tình quanh khu vực các nhà máy điện nguyên tử đã diễn ra, cùng với sức ép từ phía chính phủ buộc Tepco đóng cửa tất cả các nhà máy điện nguyên tử để kiểm tra và hoàn thiện. Chỉ một trong số 17 nhà máy trên vừa hoạt động trở lại sau khi vượt qua kiểm tra về an toàn, cũng như được sự chấp thuận của chính quyền trung ương và địa phương. Với các nhà máy còn lại, trở ngại vẫn còn cao như núi với các cuộc kiểm tra an toàn cũng như sự phản đối của chính quyền và dân chúng địa phương. Hiện tại nhờ có hệ thống liên kết hoàn hảo giữa các vùng mà TEPCO có thể vay mượn điện của các công ty khác để cung cấp cho vùng Kanto, nhưng khi mùa hè nóng bức đến thì sẽ chẳng còn điện dư thừa của các vùng khác vì nhu cầu làm mát tăng vượt bậc.

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nửa thì mùa hè nóng bức sẽ đến và nếu 26 nhà máy điện nguyên tử của TEPCO vẫn chưa được phép hoạt động trở lại thì điện của thủ đô Tokyo sẽ chập chờn như sự cố đã từng xảy ra tại thành thố California cũa Mỹ một vài năm về trước. Không phải suy nghĩ quá ảm đạm về viễn cảnh này, nhưng khả năng thiếu điện là không nhỏ, vì ai hiểu người Nhật cũng đều biết rằng chữ Tín cực kì quan trọng, và khi mất đi chữ Tín là mất đi tất cả. Một bài học rõ ràng có thể thấy là đường băng thứ 2 của sân bay Quốc tế Narita phải bị rút ngắn 350m so với kế hoạch, có nghĩa là việc cất cánh hay hạ cánh của các máy bay to là không thể, chỉ vì không đạt được thỏa thuận với nông dân trong khu vực.

Dù sao đi nữa thì phát triển điện nguyên tử đối với Nhật Bản vẫn là giải pháp gần như duy nhất nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao. Trong Nghị định Kyoto ký kết vào năm 1997, Nhật Bản cam kết giảm việc thải khí nhà kính (Greenhouse gas emission) như CO2 xuống 6% thấp hơn mức thải vào năm 1990. (Mức giảm yêu cầu với Mỹ là 7%, với EU là 8%) Thời hạn thực hiện là từ 2008 đến 2012. Năng lượng nguyên tử là nguồn năng lượng hầu như sạch nhất vì không tạo ra khí CO2, một trong những tác nhân làm trái đất nóng dần lên. Hiện tại Nhiệt điện vẫn là nguồn điện chính, nhưng về lâu dài Nhật Bản phải chuyển dần trọng tâm của năng lượng điện sang Điện nguyên tử vì các nguồn nhiên liệu của Nhiệt điện đều là những nguồn tạo ra nhiều khí CO2 nhất.

Mỹ đã đơn phương rút khỏi Nghị Định Kyoto vì không muốn nền công nghiệp của mình bị ảnh hưởng về giới hạn của việc thải khí nhà kính. Trong khi đó Nhật Bản luôn cam kết thực thi đến cùng nghị định Kyoto, vậy thì giải pháp điện nguyên tử hầu như là duy nhất, nếu không muốn các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng. Vấn đề chỉ nằm ở chổ sự tôn trọng các nguyên tắc về an toàn, việc thuyết phục và phổ biến cho dân chúng về Điện nguyên tử, tôn trọng các qui ước với chính quyền trung ương, cũng như dân chúng và chính quyền địa phương. Có như vậy thì may ra sẽ không có những cuộc khủng hoảng như thế này trong tương lai, và Nhật Bản vẫn có thể ngẫng cao đầu với cộng đồng thế giới về sự tích cực trong gìn giữ môi trường của mình, không phải đơn phương rút lui như chú SAM.

Thực ra độ an tòan của điện nguyên tử Nhật Bản vẫn ở mức độ rất cao, nhưng về mặt tâm lý họ đã gây ra sự bất an trong nhân dân bằng những thái độ không đúng đắn của mình. Phải chăng đây cũng là một kinh nghiệm cần lưu tâm cho ngành điện Việt Nam khi mà điện nguyên tử sẽ bắt đầu được đưa vào sử dụng vào khoản năm 2020-2025. Quan trọng trên hến là An Toàn và An Tâm của dân, lấy dân làm gốc.

Phan Hữu Duy Quốc

(Các tổ chức và cá nhân khi sử dụng thông tin của bài viết, phải được sự đồng ý của tác giả và Vysa)