Ngày phụ nữ nói chuyện phụ nữ.


Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương cho họ rất rẻ mạt. Cǎm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân ở Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tǎng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phó Si-Ca-Gô và Nưu-Ước. Mặc dù bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước đại kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sĩ lỗi lạc, đó là bà Cla-Ra-Zét-Kin (Đức) và bà Lô-Ra Lúc-Xǎm-Bua (Ba Lan).


Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên nǎm 1907 hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-Xcai-A (vợ Lê nin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ Quốc tế”. Bà Cla-Ra-Zét-Kin được cử làm bí thư.

Nǎm 1910 Đại hội phụ nữ Quốc tế XHCN họp tại Cô-Pen-Ha-Gen (Thủ đô Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”. Ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:

Ngày làm 8 giờ
Việc làm ngang nhau
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Từ đó ngày 8-3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới cho tới ngày nay.

Phụ nữ Việt Nam ngày nay đã và đang đóng góp một phần công sức không nhỏ trong sự chuyển mình của đất nước trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, vǎn hóa xã hội… Tất cả đã tạo nên một chân dung mới của người phụ nữ trong công cuộc tự giải phóng mình để xây dựng đất nước xây dựng gia đình và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên trong cuộc sống công nghiệp, tất bật như hiện nay những thuần phong mỹ tục, mối quan hệ trong gia đình ngày càng lạnh nhạt dần, đó là một điều hết sức bất cập. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vững mạnh thì đất nước mới vững mạnh, vì vậy việc chăm sóc gia đình, tổ ấm của mỗi người là điều hết sưc cần thiết. Bài viết dưới đây tổng hợp tất cả những mặt trong cuộc sống đời thường của mỗi gia đình, tưởng chừng như đơn giản, nhỏ nhặt nhưng lại hết sưc phức tạp, vậy hướng giải quyết của nó thế nào mời các bạn cùng tham khảo:

Đàn ông nói về bữa cơm gia đình

Dù chúng ta có đi đến nhà hàng hay khách sạn, dự những bữc tiệc đầy “cao lương mỹ vị” nhưng làm sao chúng ta quên được bữa cơm gia đình đạm bạc?

Bạn Nguyễn Mạnh T: Bữa cơm gia đình luôn tạo cho tôi sự ấm cúng và sum họp, nó chứa đựng tình cảm của vợ, các con tôi. Ǎn những món ǎn mà vợ mình nấu tôi luôn cảm thấy đậm đà và ngon hơn ở những nơi khác”.

Vâng, thế mà nhiều gia đình bây giờ lại quên mất điều đó. Họ quá bận bịu với cuộc sống, không có thời gian để phục vụ cho gia đình một bữa cơm. Như thế liệu có ổn và đảm bảo cho hạnh phúc gia đình không? Theo tôi được biết thì hầu hết các đức ông chồng vẫn coi trọng bữa cơm gia đình, nếu có phải ǎn cơm bụi chẳng qua là bất đắc dĩ. Anh H, buồn rầu nói: “Đã gần 10 nǎm trời tôi phải ǎn cơm hàng. Nó làm tôi quá buồn tẻ nhạt nhẽo. Chỉ đến lúc tôi lấy vợ, tôi mới thấy chấm dứt được cảm giác đó trong bữa cơm của mình. Nhưng gần đây vợ tôi bỗng dưng tuyên bố không nấu nướng gì nữa, mà cả nhà đi ǎn cơm bụi. Các con tôi thì reo lên! Nói thế nào vợ cũng không nghe. Cực chẳng đã tôi thường đến nhà thằng bạn thân ǎn ké…”. Còn cậu C. thì tâm sự: “Em mới lấy vợ được 1 nǎm, em tưởng lấy vợ rồi thì mình sẽ được chu đáo hơn, ai dè cô ấy lại chẳng quan tâm gì đến việc nhà, còn bảo nấu cơm là lạc hậu. Thế thì vợ làm gì hả chị? Nói chị đừng giận một hôm em buồn quá ghé nhà cô bạn gái chơi được cô ấy mời cơm với canh cua, em ǎn mà nhớ những ngày mẹ em nấu cho ǎn và rồi bữa cơm đó như có bùa mê làm anh vô tình xa lánh vợ lúc nào không biết:….

Những đàn ông nghĩ đến một mái ấm cũng là khi họ muốn chấm dứt cuộc sống tự do và khao khát có bàn tay ấm áp, khéo léo của một người phụ nữ. ở đó họ không chỉ hy vọng có những đứa con kháu khỉnh, mà còn có một người phụ nữ biết tạo ra cho gia đình có một nếp sống thật ấm cúng. Đâu phải chỉ có phụ nữ chúng ta là khao khát hạnh phúc gia đình, mà đàn ông cũng vậy, thậm chí họ rất xét nét chú ý đến cuộc sống gia đình. Từ việc dạy dỗ coi cái đến từng bữa cơm. Bữa cơm gia đình đóng một vai trò rất quan trọng, là một bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Một người vợ vụng về cũng có thể làm tan nát một mái ấm, một người vợ lười thì càng khó tránh khỏi. Tôi cũng biết hiện nay nhiều chị em vì rất bận và mệt mỏi với những công việc xã họi nên mới nghĩ đến giải pháp ǎn cơm hàng, những chúng ta không thẻ thoái thác công việc gia đình và hiện đại hoá bữa cơm gia đình ở ngoài hàng quán được. Bữa cơm gia đình là mạch liên hệ giữa các thành viên trong nhà, con cái, vợ chồng có nghĩ đến nhau, tìm về nhà cũng bởi nghĩ đến bữa cơm còn ấm hơi và ngát mùi thơm mà mẹ, vợ mình vất vả nấu nướng đang đợi ta về. Còn cơm bụi chỉ là để lót dạ khi nhỡ nhàng mà thôi, nó nhạt nhẽo, làm sao thay thế được bữa cơm chứa đựng công sức, tình cảm của người thân mình nấu nướng.

Quan niệm sống của người phụ nữ hiện đại

Trong xã hội ngày nay, phái yếu ngày càng trở nên độc lập và mạnh mẽ. Họ sánh vai với phái mạnh trong tất cả các lĩnh vực: thể thao, vǎn hoá, nghệ thuật, khoa học, chính trị…. ở các nước phát triển phụ nữ đang có xu hướng lập gia đình muộn. Xu hướng này ảnh hưởng như thế nào đené sự phát triển của xã hội?

Vào những nǎm đầu của thế kỷ XX, một phụ nữ đã gần 30 tuổi mà vẫn chưa lập gia đình sẽ trở thành một hiện tượng lạ, họ sẽ là trung tâm của những lời đàm tiếu và sự thương hại. Theo quan niệm của xã hội thời đó, nhiệm vụ của người phụ nữ là trở thành một người vợ đảm, người mẹ hiền và thế giới của họ gói gọn trong bếp. Một người đàn ông trung niên chưa vợ được xã hội chấp nhận và có thể vẫn được coi là hấp dẫn, quyến rũ nhưng phụ nữ thì không(?). Câu nói “người đàn bà lỡ thì” làm họ già đi với hình ảnh một phụ nữ héo hon, phiền muộn, đơn độc và chỉ có một con mèo làm bạn.

Vì thế cũng chẳng ngạc nhiên khi các ông bố, bà mẹ luôn lo lắng đến “đường chồng con” của cô con gái đến tuần cập kê. Và theo chân cô dâu, chú rể trong ngày cưới là tiếng thở ra nhẹ nhõm của bố mẹ cô dâu.

Thập kỷ 90 tiến đến rất nhanh và câu chuyện của chúng ta cũng mang một nội dung hoàn toàn khác hẳn. Phụ nữ ngày nay không muốn lập gia đình sớm và trói buộc mình vào công việc nội trợ nhàm chán. Điều họ ưa thích hơn là cuộc sống xã hội nǎng động, những công việc bận rộn và những chuyến du lịch… Sự thay đổi cơ bản trong quan niệm chung là: lấy chồng muộn không có nghĩa là không hấp dẫn và quyến rũ.

“Phụ nữ ngày nay cũng cần phải tham gia vào hoạt động xã hội mà cuộc sống thì có nhiều sự đòi hỏi. Hiện nay toi có một công việc tốt và tôi chưa lập gia đình. Vì thế sau một ngày làm việc bận rộn tôi về nhà mà không cần phải lo lắng đến việc nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa. Tôi có thể xem tivi và ǎn những gì tôi thích. Tôi chưa phải cố gắng để trở thành một người vợ hoàn hảo. Điều đó thật tuyệt vời”. Đó là lời một cô gái trẻ trong thập kỷ 90 này.

Theo lời giải thích của bà Meera Chandran thuộc một dịch vụ tư vấn hôn nhân ở Hồng Kông thì ngày nay còn có một nhân tố khác khiến cho phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp. Họ hy vọng sẽ đạt được sự tự chủ về kinh tế trước khi quyết định lập gia đình. Sự độc lập về tài chính là một hậu phương an toàn mà các bà m ẹ của họ không bao giờ có. Chính vì thế họ chủ tâm tạo lập sự nghiệp trước tiên và đương nhiên hôn nhân bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

“Lúc mẹ tôi bằng tuổi tôi bà đã có gia đình và 3 đứa con. Mẹ tôi luôn phải đợi chờ cha tôi, phụ thuộc hoàn toàn vào cha tôi và dường như bà chưa bao giờ thực sự sống cuộc sống của chính bản thân bà. Tôi thực sự không muốn cuộc đời mình sẽ giống như thế”. Đó là lời của Jakie – một cô gái xinh đẹp 28 tuổi, chưa chồng, cô là một nhân viên điều hành quảng cáo ở Hồng Kông và cô rất yêu công việc của mình. Cô tiếp: “ở tuổi 20 này tôi đang trưởng thành về tinh thần và cần phải học hỏi nhiều về bản thân. Tôi phải thận trọng để tránh những sai lầm mà mẹ tôi đã mắc phải. Tôi chưa sẵn sàng để làm vợ và làm mẹ, vả lại cuộc sống của tôi còn có rất nhiều điều hấp dẫn.

Phụ nữ ngày nay có những vai trò lớn lao hơn. Nếu như hôm qua họ chỉ có thể là những bà nội trợ thì hôm nay họ là những phụ nữ với sự nghiệp độc lập. Họ có nhiều cơ hội để phát triển mình, họ có thể phá vỡ những khuôn mẫu cũ và sống theo cách họ muốn. Tham gia vào hoạt động xã hội, trang bị những kiến thức cần thiết cho hành trang cuộc sống. Vì thế họ sẽ bước vào cuộc sống gia đình bằng những bước chân chủ động, tự tin và chín chắn.

Để làm người mẹ hiểu con

Là một người mẹ thật không đơn giản chút nào, nhưng là một người mẹ hiểu con, yêu thương con đúng nghĩa lại càng khó bởi không phải ai cũng có thể hiểu hết tâm lý của bọn trẻ bây giờ. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu tâm lý trẻ em ở Anh gần đây thì tỷ lệ mâu thuẫn giữa mẹ và con trên mức trung bình so với các nǎm trước. Vậy tại sao giữa hai tình cảm thiêng liêng cùng chung dòng máu mà không chung ý nghĩ, suy đoán? Các bạn đã bao giờ chú ý đến:

– Nói chuyện với con về những gì diễn ra ở trường học, sẵn sàng thảo luận với chúng về những sự kiện hàng ngày (“Con đọc truyện gì hôm nay? Con chơi trò gì? Các bạn của con như thế nào?”); quan tâm đến từng chi tiết mà bạn có thể.

– Bàn với chúng về những qui tắc tối thiểu. Trẻ em cần biết tại sao việc giơ tay xin phát biểu ý kiến ở trường học là cần thiết và vì sao chúng không được nói chuyện khi người khác đang nói. (“Tại sao con lại cho rằng ngồi trật tự khi cô, thầy giáo đang giảng bài là điều phải làm?” hau “Sao trẻ em không nên chạy trên hành lang” v,v…).

– Giúp con bạn có khả nǎng tự tổ chức, sắp xếp công việc. Ví dụ như chuẩn bị sẵn sàng quần áo mặc cho ngày hôm sau trước khi đi ngủ. Tìm giày (dép) và cặp sách để buổi sáng không bị… cuống lên vì muộn học.

– Khen ngợi và khuyến khích chúng làm việc và học tập, sáng tạo.

– Nói với chúng, về sự quan trọng của tình bạn. Tổ chức những ngày vui chơi của con với các bạn chúng, nói chuyện cho con biết thế nào là một người bạn tốt (xấu).

– Cho phép con bạn bỏ đi những thứ đồ chơi cũ, nếu nó ném đi con gấu bông mà nó rất thích hồi còn nhỏ, hãy biết rằng nó đang cố gắng để có được quyết định cho riêng mình.

– Nghiêm khắc với quy tắc của riêng bạn. Trẻ em sẽ trải qua một thời kỳ thay đổi lớn (ví như một lúc nào đó cảm thấy chán nản, không muốn đến trường, yêu sớm….) nên lúc đó chúng rất cần được an ủi; những lời khuyên nhẹ nhàng sẽ giúp chúng an tâm hơn (tất nhiên, hãy biết tôn trọng ý kiến của bọn trẻ nếu có hợp lý).

– Mua cho con đồng hồ báo thức. Trẻ em muốn có cảm giác nắm giữ giờ giấc của mình kể cả khi chúng không thể thực hiện tốt kế hoạch đã đặt ra. Cho chúng thấy hiệu quả của việc dậy sớm, giúp chúng tự kiểm soát giờ giấc của bản thân.

– Nói chuyện với giáo viên của con nếu bạn nhận thấy có chuyện gì đó không ổn ở trường. Điều quan trọng nhất là làm cho chúng vững tâm ngay từ nǎm đầu tiên đi học. Và nếu có gì đó quấy rầy con bạn, bạn cần để giáo viên biết càng sớm càng tốt. Với bất cứ vấn đề gì, hãy hợp tác với giáo viên để giải quyết.

– Đôi lúc cho phép con bạn “gần gũi” mẹ. Chúng cần sự âu yếm. Hãy dành thời gian để nói chuyện và thư giãn với chúng, khi đó mọi việc sẽ trở nên tuyệt vời.

Xây dựng gia đình vǎn minh hạnh phúc để phát triển nguồn lực con người

Với cương vị Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, trong những nǎm qua chị Nguyễn Thị Kim Thanh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề xây dựng đời sống gia đình. Nhân dịp đầu xuân Kỷ Mão, báo Phụ nữ thủ đô đã trò chuyện với chị xung quanh đề tài xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

Hỏi: ở cương vị Chủ tịch Hội LHPN (Hội Liên hiệp phụ nữ) Hà Nội, chị có suy nghĩ gì về sự phát triển của gia đình ở Thủ đô hiện nay?

Chị Nguyễn Thị Kim Thanh: Gia đình dù ở bất kỳ thời kỳ nào cũng có một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là nơi duy trì nòi giống, tái tạo ra thế hệ con cháu ngày càng hoàn thiện hơn về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đóng góp nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai. Gia đình có quan hệ mật thiết với xã hội. Tuỳ tình hình phát triển xã hội ở từng giai đoạn khác nhau mà gia đình có những biến đổi cho phù hợp. Từ khi bước vào cơ chế mới, gia đình truyền thống Thủ đô có những đổi mới tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chung. Về kinh tế, nhờ sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, với kinh tế nhiều thành phần mà mức sống của hầu hết các gia đình đều được cải thiện và nâng cao. Nhờ kinh tế phát triển mà trong gia đình mối quan hệ giữa các thành viên với nhau trở nên gần gũi hơn, bình đẳng hơn.

Tuy nhiên do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, gia đình ở Thủ đô đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Qui luật tự do cạnh tranh với sự sùng bái đồng tiền đang làm tha hoá nhiều mối quan hệ giữa con người, thậm chí giữa những người ruột thịt. Say mê làm giàu, bằng bất cứ giá nào, bất chấp tình nghĩa đạo lý, đi tới lừa lọc, tham nhũng, vong ơn bội nghĩa. Con cái ngược đãi bố mẹ, anh chị em xích mích xung đột, vợ chồng chỉ quan hệ với nhau qua “ngân quĩ gia đình”, không có tình thương yêu thật sự.

Thực trạng tích cực và tiêu cực của các gia đình Thủ đô hiện nay tác động mạnh đến quá trình hình thành phẩm chất, nhân cách, nǎng lực của con người. Xây dựng mẫu hình gia đình hiện đại, trên cơ sở chọn lọc phát huy các giá trị tinh hoa của gia đình truyền thống và xây dựng các gí trị mới phù hợp với yêu cầu của cách mạng và thời đại là nhu cầu cấp bách trong xã hội hiện nay.

Hỏi: Chị có thể cho biết trong nǎm 1999 và những nǎm tiếp theo, Hội LHPN Hà Nội sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình ở Thủ đô?

Chị Nguyễn Thị Kim Thanh: Xây dựng mô hình gia đình vǎn minh, hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của phong trào phụ nữ Hà Nội 1997-2002. Các cấp hội phụ nữ thành phố sẽ góp phần quan trọng vào việc biến đổi những giá trị chuẩn mực về gia đình, đặc biệt là những giá trị về chất lượng cuộc sống gia đình khi đất nước bước vào ngưỡng cửa của thế kyr XXI. Đây cũng là một trọng trách mà Đảng bộ thành phố đã giao phó và gửi niềm tin vào Hội LHPN thành phố. Trong nǎm 1998, thông qua đề tài nghiên cứu khoa học “Vǎn hoá gia đình Thủ đô và người phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH, một số chuẩn mực định hướng cho sự phát triển của gia đình Thủ đô hiện đại. Đó là chuẩn mực “Vǎn minh” được bộc lộ trước hết trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Giữa vợ chồng phải giữ được lòng chung thuỷ, sự thành thật, tin tưởng, quí trọng và chấp nhận nhau, cùng nhau chia sẻ mọi gánh nặng buồn, vui, tôn trọng sự nghiệp của nhau, quan tâm đáp ứng những nhu cầu chiính đáng của nhau để cùng phát triển. Đây là những chuẩn mực được kế thừa giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời được thêm vào những giá trị mới theo chiều hướng ngày càng dân chủ, bình đẳng hơn và rất phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại, cuốn hút các tầng lớp phụ nữ tham gia vào sự nghiệp CNH-HĐH. Đó là các chuẩn mực phải tôn trọng sự nghiệp của nhau. Chuẩn mực: “Vǎn minh” còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em. Các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm vun đắp tình cảm và vẻ đẹp trong đời sống gia đình, nuôi dưỡng bầu không khí gia đình đầm ấm yên vui: “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “em ngã chị nâng”… Trong gia đình phải giữ được đức hiếu nghĩa với cha mẹ già, tinh thần hợp tác với người thân, không thô bạo áp đặt đối với nhau, biết sắp đặt nơi ǎn chốn ở sạch, gọn, thẩm mỹ, biết cùng nhau bàn bạc những quyết định lớn, biết sử dụng đồng tiền để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và các thành viên. Một gia đình đạt chuẩn mực vǎn minh là các thành viên phải sống và làm việc tuân thủ pháp luật, giữ được mối quan hệ tốt đẹp với xóm giềng, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình và sự ổn định xã hội

Chuẩn mực hạnh phúc có những giá trị đặc trưng rất phong phú và đa dạng.

Cốt lõi của hạnh phúc gia đình là tình thương yêu mà từ đó mối quan hệ, hoạt động được thể hiện. Hạnh phúc là niềm vui sướng của các thành viên khi các nhu cầu nguyện vọng của mình đều đạt được trong sự hoà đồng chia sẻ của gia đình. Hạnh phúc là giá trị nhân bản tạo nên tổ ấm gia đình.

Hỏi: Trước thềm thế kỷ XXI chị có điều gì muốn nhắn gửi tới phụ nữ Thủ đô?

Chị Nguyễn Thị Kim Thanh: – Nǎm 1999 là nǎm chuyển giao thế kỷ, tôi xin gửi tới mọi gia đình Thủ đô lời chúc nǎm mới vạn sự tốt lành, an khang thịnh vượng. Chúc toàn thể Phụ nữ Thủ đô chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 đầy dự cảm tốt lành và cùng nhau xây dựng gia đình vǎn minh – hạnh phúc, góp phần xứng đáng vào quá trình CNH-HĐH Thủ đô.

Đừng để hôn nhân là bức tranh buồn

Khi chiếc xe ôtô chuyển bánh đưa người anh họ rời bến, tôi quay lại và chợt thấy một giọt nước mắt lǎn lặng lẽ trên gò má người phụ nữ – người chị dâu “hờ”. Còn đứa bé lên 7, tay vẫn với ra phía trước vẻ tuyệt vọng….

Đó không phải là một tấn bi kịch thê thảm. Nhưng là bức tranh buồn của một cuộc hôn nhân không giá thú.

Không nhiều như cái chuyện người ta “bồ bịch”, ngoại tình, nhưng những cuộc hôn nhân “ngoài vòng pháp luật” này cũng không phải là hiếm. Mỗi người một lý do, một hoàn cảnh để dẫn đến cái cảnh vợ – chồng bị xã hội “vô thừa nhận”.

Ví như trường hợp chị dâu tôi, vì “quá lứa lỡ thì” mà “đành nhắm mắt”. Chị vốn là một cô gái nông trường ở vùng núi Hoà Bình, gặp anh tôi, có con rồi thành vợ-chồng. Chị dâu cả ở nhà biết chuyện, nhưng đành thở dài lặng thinh, vì “biết làm sao khi sự đã rồi”. Hơn ba mươi tuổi nơi rừng núi heo hút, có một “gia đình” lén lút, hờ hững như vậy cũng đỡ cô quạnh. Quyền được làm vợi, làm mẹ luôn là nỗi khát khao của phụ nữ. Chỉ có điều, vì điều kiện mà thành ra không được toại nguyện, có chồng như không! Trường hợp đó, đáng trách mà lại đáng thương.

Cũng có trường hợp, yêu quá hoá quẫn, cái lý không thắng nổi cái tình. Chỉ biết “lao đầu” vào, khi muốn “dứt” ra thì… muộn mất rồi.

Dù là trường này hay trường hợp kia, người gánh chịu hậu quả của những cuộc hôn nhân không giá thú vẫn là những đứa trẻ. Về mặt pháp lý, con trong hay ngoài giá thú đều được hưởng những quyền lợi như nhau, nhưng thực tế những đứa trẻ này luôn bị chịu thiệt thòi. Trẻ em cần sự chǎm sóc, nâng niu của người mẹ, cũng cần sự bảo ban, dìu dắt của người cha.

Được làm vợ, làm mẹ luôn là nỗi khát khao của phụ nữ. Có những người phụ nữ, vì điều kiện mà không được thực hiện một cách “đoàng hoàng” cái quyền đó, họ thật đáng thương và cần được thông cảm, chia xẻ. Thực tế cho thấy, những gia đình “khiếm khuyết” ngoài ý muốn của xã hội như vậy, hầu như là những bức tranh buồn. Nếu như không bị đặt vào trường hợp “bất khả kháng”, thì các cô gái, xin hãy tỉnh táo trước khi các cô gái, xin hãy tỉnh táo trước khi xây dựng cuộc sống gia đình. Có sự tự do lựa chọn, thì hãy chọn một gia đình thực sự là của riêng mình.

Cha mẹ già và gia đình trẻ

Theo kết quả điều tra thì ở nước ta có 7,3% số người từ 60 tuổi trở lên (chừng 5 triệu người). Các cụ là những người đã phải chịu cảnh áp bức, nô lệ của người dân mất nước dưới chế độ thực dân, phong kiến, và tuổi tráng niên là lực lượng rường cột tham gia vào sự nghiệp cách mạng đi cùng dân tộc suốt trong hai cuộc kháng chiến vô cùng gian lao, quyết liệt. Thế hệ các cụ có những đóng góp lớn lao, kỳ diện tô thắm trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc.

Dân tộc ta, con cháu trong gia đình nuôi dưỡng, chǎm sóc một thế hệ người già đặc biệt đó không những là thực hiện đạo lý truyền thống “Trẻ cậy cha, già cậy con”, mà còn cao hơn nữa là nhằm đền đáp lại một cách xứng đáng sự hy sinh cao cả gần cả cuộc đời của các cụ cho sự nghiệp quang vinh của Tổ quốc.

Đời sống vật chất và tinh thần, tâm lý của cha mẹ già trong gia đình

Điều kiện kinh tế vật chất để nuôi dưỡng cha mẹ lúc tuổi già là tuỳ thuộc vào từng gia đình. Con cháu giàu có, dư dật thì cha mẹ già có thể ǎn ngon, mặc đẹp…. Con cái nghèo khó, thì cha mẹ già cũng phải chia sẻ cảnh thiếu thốn. Song, trong thực tế đã không ít gia đình có nhà lầu, xe hơi, của cải dư thừa, nhưng coi việc nuôi dưỡng cha mẹ già như một gánh nặng. Anh em, chị em tị nạnh, đùn đẩy nhau, muốn trút bỏ hết nghĩa vụ sớm được ngày nào hay ngày ấy. Hàng ngày cha mẹ già ǎn bát cơm phải nghẹn ngào hai dòng nước mắt đúng như câu ca dao:

“Không ǎn thì ốm, thì gầy
Ǎn thì nước mắt chan đầy bát cơm”

Thậm chí có những cụ tủi thân, tủi phận đã quyên sinh. Ngược lại, có nhiều gia đình kinh tế eo hẹp, túng thiếu nhưng cha mẹ già lại được sống hạnh phúc, thanh thản trong sự tôn kính của con cháu. Việc chǎm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ già là mục tiêu phấn đấu có khi là rất lâu dài của mỗi gia đình, không phải ai cũng thực hiện tốt được

Xử sự như thế nào cho phù hợp?

Mặc dù tuổi già sức yếu nhưng các cụ vẫn rất thương yêu con cháu muốn đỡ đần hết mọi việc vặt trong gia đình một cách tự nguyện. Nếu có những công việc không vừa ý mình, thậm chí bị hư hại, con cháu cũng cần phải thông cảm, vui vẻ chấp nhận, không nên chê bai, dễ làm cho các cụ áy náy, bǎn khoǎn.

Không nên so sánh cha mẹ già thấp kém mặt này hay mặt khác với lứa tuổi đồng niên làm các cụ uất ức, tự dằn vặt mình. Ông bà già thường rất mến yêu, gần gũi các cháu coi đó là niềm vui sướng về mặt tinh thần. Nhưng con cái không nên lạm dùng tình cảm đó, để các cụ quá vất vả đối với việc phục vụ các cháu, gây nên tâm lý coi thường ông bà, biến ông bà thành người hầu kẻ ở.

Bất kỳ trong trường hợp nào con cái cũng không nên nêu khuyết điểm, chỉ trích bố mẹ già là cho các cụ ngượng ngùng, các cháu có thái độ thiếu kính trọng ông bà.

Tuổi già sức yếu đi lại khó khǎn nên các cụ rất ít tiếp xúc với bạn bè cũ kể cả bà con họ hàng ở xa, thường dễ sinh ra tâm lý cô đơn, buồn bực… Con cháu cần quan tâm thay nhau đến thǎm hỏi. Những ngày Tết, ngày cũng giỗ, sinh nhật, ǎn mừng…. tập trung con cháu trong đại gia đình làm cho bố mẹ già phấn khởi.

Trong điều kiện hiện nay “quật nồng, ấp lạnh” không phải con cái nào cũng thực hiện được. Nhưng một cử chỉ, một câu nói nhẹ nhàng, một gói quà lúc thǎm hỏi thể hiện lòng tôn kính của mình cũng đã làm cho cha mẹ già vui lòng, thoả dạ thông cảm sâu sắc với con cháu.

Do điều kiện và hoàn cảnh của các con không giống nhau, mà cha mẹ già có sự quan tâm, chiếu cố kác nhau, cũng như con cái thể thiện lòng hiếu thảo tuỳ tâm, tuỳ lực của mình. Vì vậy làm con không nên suy bì, ghen tỵ, tính toán chi ly gây bất hoà trong gia đình làm cho cha mẹ đau lòng phiền muộn.

Do hậu quả của những nǎm chiến tranh gian khổ, nhiều cụ mang thương tật trong người ảnh hưởng đến sức khoẻ. Con cháu phải nhận thức sâu sắc vì sự hy sinh, mất mát, cống hiến của họ cho gia đình, cho dân tộc mà hết lòng chǎm sóc, động viên, đền đáp lại công lao đó để các cụ nguôi ngoai, thanh thản.

Việc nuôi dưỡng, chǎm sóc bố mẹ già có thể còn thiếu thốn, đạm bạc, nhưng điều quan trọng nhất là con cái phải giữ cho được nét mặt luôn luôn tươi tỉnh, tỏ lòng tôn kính thì cha mẹ vẫn phấn chấn, vui lòng hơn là có đầy đủ, dư thừa mà vẻ mặt thường xuyên nặng nề, nói nǎng gắt gỏng, làm cho tuổi già mủi lòng, tủi thân.

Một đời sống tinh thần vui vẻ tâm lý hoà hợp cha mẹ già được sống thanh thản, yên vui, đầm ấm, chia bùi sẻ ngọt với con cháu, gia đình nào cũng có thể thực hiện được, miễn là biết lựa chọn những hành vi ứng xử thể hiện lòng tôn kính của con cái đối với cha mẹ.

Hãy làm người bạn của con mình

Một ông bố tâm sự: “Con trai tôi 14 tuổi, nó hư quá, tôi không thể dạy được, tôi và nhà tôi đều rất bận công việc cơ quan. Vì vậy, xin chị giới thiệu cho một chỗ nào để tôi gửi hẳn nó vào đấy, bao giờ nó ngoan tôi đón nó về. Chứ bây giờ ở nhà, nó bán xe máy của tôi, nó mắng lại mẹ rồi bỏ học liên miên”. “Tôi có con gái 16 tuổi, nó đây, nhờ chị nói chuyện với nó. Tôi đau khổ quá, nó uống rượu và đi qua đêm. Bố nó và tôi đã ly dị” – Một người mẹ khác khóc nức nở trong điện thoại. Cô con gái cầm máy, không nói gì, dấm dẳng bảo: “Cô nghe rồi đấy, mẹ cháu kể xấu về cháu còn gì. Mẹ cháu lúc nào cũng không tin cháu, lúc nào cũng cho là cháu dễ hư hỏng, đua đòi, chả có cái gì mẹ cháu bảo cháu là tốt cả. Cháu cũng chán lắm rồi, ở nhà toàn nghe ca cẩm, rồi đừng thế này đừng thế kia. Làm như cháu là người vứt đi rồi không bằng”.

Khi chuyên viên tư vấn 108 nói với người mẹ rằng, chị hãy đi ra ngoài, để cháu có thể nói chuyện riêng với chuyên viên tư vấn, thì em gái còn nói nhiều tâm sự khác nữa. Nỗi cô đơn trống vắng, cảm giác hẫng hụt của sự thiếu cha, sự tự ti và xấu hổ với bạn bè về gia đình tan vỡ, khao khát yêu đương và cả những thất vọng trong tình cảm này….

– Em không phải là đứa con ngoan trong gia đình. Em hay đi chơi suốt đêm, hay uống rượu, quậy phá và bỏ ngoài tai mọi lời giáo huấn của các bậc phụ huynh. Nhưng quả thực, nếu mẹ em không cư xử như thế, có lẽ em đã khác… Có một lần, em uống rượu say ở nhà bạn, đã hai gờ sáng, trời lại mưa không về nhà được, em gọi điện về báo, mẹ em ra lệnh: Một tiếng sau con phải có mặt ở nhà. Chị ơi, em làm sao đi được nữa. Giá mẹ em cứ đồng ý cho em ở lại, rồi sáng sau về mắng mỏ thế nào cũng được. Thế là mẹ không thương em. Nhưng bố em thì khác. Ông hỏi em ở đâu rồi lẳng lặng dắt xe đến chở em về. Trời mưa, ông lạnh cóng trong chiếc áo khoác cũ, hình ảnh ấy khiến em ân hận mãi và chừa được thói đi đêm, về hôm được một thời gian. Nhưng rồi, cha mẹ em ly dị ở tuổi gần 50. Và em lại chứng nào tật nấy.

– Bố mẹ em là chủ một công ty lớn, em tiêu tiền thoải mái. Có tiền thì phải nếm cho biết đủ mùi sung sướng. Em nghiện độ một nǎm thì cả nhà mới biết. Đánh chửi, doạ nạt, cấm đoán, trừng phạt, thôi thì đủ cả. Không có tiền thì em đi ǎn cướp, cướp được mấy vụ thì bị bắt vào tù. Nói thật với chị nhé, không biết chị có tính nói dai, đay nghiến không, chứ mẹ em thì… mà không có tác dụng gì đâu. Em càng tức, về nhà, chưa để cho ai nói câu nào, em lại biến luôn. Thế nhưng, nhìn thấy bà nội 80 tuổi ngồi khóc, em thấy mình tệ quá, cũng nhờ thế mà quyết tâm cai nghiện đấy.

Trên đây là những tình huống có thật trong một số cuộc đàm thoại giữa chuyên viên tư vấn tâm lý – tình cảm 108 hà Nọi với các bậc phụ huynh và các em đang ở độ tuổi vị thành niên. Có thể bình thường, các em chỉ có phản ứng mà không tâm tình những bất bình với cách ứng xử của cha mẹ như vậy. Cùng một đối tượng, một sự việc, nhưng nếu hai cách ứng xử khác nhau, có thể dẫn đến hai kết quả trái ngược hoàn toàn. Cha mẹ nào cũng thương con, cũng muốn con ngoan ngoãn nên người. Nhưng ý muốn và thực tế không phải lúc nào cũng đồng nhất. Và muốn thực hiện được một điều gì, người ta ta không chỉ phải đầu tư công sức mà còn phải quan tâm đến phương pháp nữa. Nếu gia đình bạn quan tâm đến điều này từ khi con còn bé để không xảy ra những chuyện đau đầu thì tốt nhất. Vì “làm đi không tày làm lại:, “Bé không vin, cả gãy cành”, “Dạy con từ thuở còn thơ…”. Nhưng nếu đã chẳng may có con hư, thì phải xác định rằng giáo dục lại là một công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn, đòi hỏi thời gian lâu dài và phải học những phương pháp để không sai lầm. Nhà giáo dục nào, trung tâm cải tạo nào cũng cần có sự hỗ trợ của giáo dục gia đình. Không có phép nhiệm màu nào biến một đứa trẻ hư bỗng thành ngoan. Cũng không có ai thay thế toàn bộ được cho cả cả phần cha mẹ. Mọi yếu tố khác, mọi tổ chức khác cũng chỉ là hỗ trợ cùng với cha mẹ. Trẻ vị thành niên muốn khẳng định với mọi người, cả trong gia đình và ngoài xã hội rằng chúng đã trưởng thành, chúng muốn tự mình quyết định những công việc cá nhân. Tình thương yêu là một thái độ tôn trọng trong ứng xử sẽ có tác dụng thuyết phục hơn là giáo huấn cứng nhắc hay trừng phạt nặng nề. Đừng vội nghĩ những đứa trẻ những thanh niên ương bướng, mắc sai lầm như vậy không thương gì cha mẹ. Các em rất nhạy cảm với những biểu hiện tình cảm của người thân, nhưng đặc tính của lứa tuổi này là cố cường điệu sự kiêu hãnh của bản thân nên tỏ ra không thừa nhận những tình cảm đó. Thực ra, các em biết cả, nhưng họ tiếp nhận theo lối riêng của họ.

Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài những yếu tố khác, các bậc phụ huynh hãy cố gắng làm một người bạn của con cái mình. Chỉ có như vậy, mới có thể lắng nghe được những tâm sự thật của con và có phương hướng tác động hiệu quả tới quá trình hình thành nhân cách.

XIn kính chúc chị em lưu học sinh đang học tập, công tác tại Nhật Bản sức khoẻ và thành đạt!!!

Nguồn: Home Vnn.