Nghe đàn T’rưng ở Tokyo


Chiếc đàn T’rưng với hình dáng kỳ lạ vừa được kê ở giữa hội trường giao lưu văn hoá của Trường đại học ngoại ngữ Tokyo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của hàng trăm sinh viên các nước cũng như giáo viên, sinh viên người Nhật tại đại học này. Đêm giao lưu náo nhiệt ồn ào bỗng đột ngột im lặng khi ánh mắt của mọi người đổ dồn về chỗ cô gái với gương mặt thanh tú, trẻ trung, xinh đẹp trong chiếc áo dài Việt Nam màu xanh thẫm, đang chuẩn bị biểu diễn.


Sau lời giới thiệu của giáo sư Kawaguchi, một chuyên gia về văn hoá và văn học Việt Nam, cô gái bắt đầu chơi bản nhạc “đi săn”, rồi “anh hùng Núp” và “cô gái vót chông”. Âm thanh ngân vang từ cây đàn tre cuốn hút người xem một cách lạ lùng. ánh đèn flash chớp sáng liên tục. Cứ mỗi lần kết thúc một bn nhạc, tiếng vỗ tay lại vang lên làm cho cô gái càng tự tin hn và khi cô gái chi xong thì nhiều người quây đến ngắm nghía cây đàn và hỏi chuyện cô gái. Có người cứ vừa xuýt xoa vừa sờ vào những ống tre khi cô gái bắt đầu bó lại và cho vào túi.

Thật ra tôi đã được quen biết cô gái này từ lâu nên sau buổi biểu diễn này tôi ghi lại những điều tôi biết được về cô.
Cô tên là Kumiko Oguri, 23 tuổi, tốt nghiệp khoa tiếng Việt Đại học ngoại ngữ Tokyo và hiện là sinh viên cao học năm thứ nhất cũng tại Đại học này. Đề tài luận án thạc sĩ của Oguri là “Tìm hiểu văn hoá Việt Nam qua nhạc cụ dân tộc cổ truyền”.
Oguri sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ. Mẹ của Oguri là một ca sĩ, bà đã tốt nghiệp trường Đại học âm nhạc Kunitachi, (nơi có một thời gian nghệ sĩ Đặng Thái Sn đã giảng dạy) và hiện bà vẫn thường xuyên tham gia các hoạt động biểu diễn trong nước cũng như quốc tế. Tháng 3 năm nay cả mẹ và Oguri là 2 trong 10 thành viên của đoàn hiệp hội Marimba “những ngôi sao phưng Bắc” Nhật Bản sang thăm Việt Nam và biểu diễn tại phòng hoà nhạc của Nhạc viện Hà Nội.
Tôi hỏi “Làm sao mà em biết chơi đàn T’rưng?”. Oguri kể lại câu chuyện như sau một cách trôi chảy bằng tiếng Việt:
“Hồi năm thứ nhất đại học, một hôm em vào phòng nghiên cứu của thầy Imai, chuyên gia về lịch sử tư tưởng Việt Nam, em thấy có cái đàn xinh xinh ở trên bàn của thầy. Em rất ngạc nhiên và em hỏi thầy cái này là nhạc cụ phi không? Thầy bảo đó là đàn của người dân tộc thiểu số Việt Nam. Đàn đó của thầy Imai là đồ lưu niệm mà người Việt Nam nào đó đã tặng thầy. Em rất muốn biết đàn đó là đàn gì và nếu có thể thì tập chơi vì trông hình dáng của nó rất ấn tượng. Hè năm thứ nhất, em cùng chín người bạn của em ở Khoa tiếng Việt rủ nhau đi du lịch Việt Nam. Bọn em đi Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết và tp. Hồ Chí Minh. ở tp. Hồ Chí Minh, tình cờ em vào đúng một cửa hàng nhạc cụ có bán đàn T’rưng và em xin đánh thử. Em thấy tiếng của đàn T’rưng rất đặc biệt, hay và ấm, có tình cm. Em tự bảo khi có điều kiện em sẽ mua và tập đàn này. Cuối năm thứ hai, vào kỳ nghỉ xuân em lại đi Việt Nam và ở lại Hà Nội 3 tuần. Nhờ người quen giới thiệu, em đã được học đàn T’rưng với một cô giáo ở Nhạc viện Hà Nội. Chỉ có 3 tuần nên em cũng không học được nhiều lắm. Em học mỗi tuần 5 buổi , mỗi buổi 2 tiếng. Tất cả là 15 lần, 30 tiếng. Em học được những bài như “Anh hùng Núp”, “Đi săn”, “Múa nón”, “Cô gái vót chông”. Sau này về Nhật em tự tập và học thêm một số bài Nhật nữa.
Cây đàn của em rất to nên tôi tò mò hỏi: “Thế em mua đàn ở đâu?”
Oguri đáp: “ Em nhờ cô giáo mua giúp. Chính cô lựa tre có tiếng tốt sau đó đặt cho thợ làm.”
Tôi hỏi: “ Thế việc đưa cây đàn đó về Nhật có khó khăn không?”.
Oguri cười: “ Khi lên sân bay Nội Bài, nhân viên hàng không yêu cầu em phi gửi theo máy bay chứ không được mang theo người vì nó cồng kềnh quá. Em nói là nếu gửi thì em sợ là nó bị vỡ và nếu nó vỡ thì văn hoá Việt Nam bị vỡ mất. Nhân viên cười và đồng ý cho em mang lên máy bay và tổ tiếp viên của Hàng không Việt Nam đã giữ giúp em. Khi chuyển máy bay ở sân bay Hồng kông, các nhân viên an ninh sân bay rất ngạc nhiên và có nhân viên đã ngửi một số ống tre. Em giải thích đây là nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Và họ cũng cho đi.”
Lý giải thắc mắc của tôi là “Tại sao chỉ học có 3 tuần ở Hà Nội mà em lại có thể chơi một cách tự tin và thu hút như thế?”, Oguri khiêm tốn: “Thực ra em mới chi được mấy bài thôi, em còn phải cố gắng nhiều nữa. Sau khi được học với cô giáo ở Nhạc viện Hà Nội, em vẫn tự cố gắng tập thêm nhiều. Em cũng có một thuận lợi là trước đây em đã tập chơi nhiều loại nhạc cụ. Khi em 3 tuổi thì mẹ em bắt đầu dạy cho em chi piano, lên trung học thì em học thổi kèn Trombone, trung học phổ thông thì em học đàn Marimba. Đàn Marimba là một nhạc cụ bằng gỗ và em xem trong từ điển âm nhạc thì thấy nói là ra đời ở Mexico hoặc là Nam Phi. Việc chi đàn Marimba cũng có chút gì đó giống như chi đàn T’rưng.”
Ngoài công việc chính là sinh viên cao học ở trường Đại học, Oguri vẫn tham gia hội Marimba “Những ngôi sao phưng Bắc” của Nhật Bn. Trong bản chưng trình biểu diễn của đoàn Marimba “Những ngôi sao phương Bắc” tại Nhạc viện Hà Nội vào tối 29/3/2002, Oguri tham gia biểu diễn 4 bản nhạc của Nhật trong đó có 1 bản bằng đàn T’rưng, bản “Akatonbo”-“con chuồn chuồn đỏ.
Hiện nay Oguri đang đọc nhiều về các loại nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam. Các tài liệu chủ yếu bằng tiếng Việt. Khi nói chuyện về nhạc cụ Việt Nam, đôi khi cô dùng những thuật ngữ âm nhạc bằng tiếng Việt như “cộng hưởng”, “âm giai”, “trường độ”, “quãng tám”, “mộc cầm” làm cho một kẻ i tờ về nhạc như tôi không khỏi ngạc nhiên và khâm phục.
Oguri dự định năm 2003 sẽ sang du học ở Việt Nam, nếu được thì ở Nhạc viện Hà Nội, để hoàn thành luận án thạc sĩ và nhân thể học thêm nữa về đàn T’rưng. Còn bây giờ, Oguri đang học chưng trình nâng cao tiếng Việt với giáo sư Une cùng thầy giáo thỉnh giảng người Việt và hoàn thành các chứng chỉ cao học. Thỉnh thoảng Oguri lại mang đàn T’rưng và áo dài đi biểu diễn tại các liên hoan giao lưu văn hoá Nhật – Việt ở Tokyo.

Anh Anh từ Tokyo

Bài đã đăng trên Tiền phong Chủ nhật số 1/2003.