You are currently viewing “PHONG TỎA” TOKYO thực tế sẽ như thế nào?

“PHONG TỎA” TOKYO thực tế sẽ như thế nào?

“LOCKDOWN” đã trở thành từ khóa hay được nhắc tới sau bài phát biểu của Thống đốc Tokyo ngày 23/3. “Phong tỏa” Tokyo trong vài tuần, thực hiện các biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ trong xuất ngoài nhập. Trừ những nhu yếu phẩm cần thiết ra thì toàn bộ các nơi khác sẽ bị đóng cửa, Chính quyền Thủ đô Tokyo có thể làm điều đó?

Bởi vì Nhật Bản là đất nước pháp quyền, “Phong tỏa” Tokyo cần có những căn cứ vào luật pháp.

❌ Theo luật pháp, “LOCKDOWN” là khái niệm trừu tượng, là một định nghĩa không minh bạch. Và khi nào chính phủ chưa ban bố đề xuất “Tình trạng khẩn cấp”, thì “LOCKDOWN” chưa thể thực thi.

❌ Theo luật pháp Nhật, dù có ban bố “Tình trạng khẩn cấp”, thì cũng không thể cưỡng chế việc ra ngoài. Tại các nước như Pháp, Ý, Anh, những hành vi không thực thi sẽ bị xử phạt tiền. Nhưng tại Nhật, theo luật pháp, không áp dụng bất kỳ quy tắc xử phạt nào.

⭕ Trường học sẽ đóng cửa theo chỉ thị của thống đốc từng tỉnh.

⭕ Các cửa hàng, doanh nghiệp có thể yêu cầu kiến nghị dừng hoạt động hay hạn chế sử dụng.

⭕ Về giao thông, Tokyo chủ yếu là hệ thống giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt. Việc dừng hoạt động phương tiện công cộng không có trong luật pháp hiện tại nên sẽ rất khó trong việc yêu cầu các tuyến tàu dừng hoạt động.

⭕ Về đường phố, nơi có ca nhiễm nếu không được khử trùng, thì nội trong 72 giờ sẽ phong toả cục bộ (một khu vực rất nhỏ).

⭕ Các chính sách, ứng phó tình hình dịch bệnh sẽ do người đứng đầu tỉnh đó (thị trưởng, trưởng khu vực…) toàn quyền chỉ thị đối với khu vực của mình.

➡ Như vậy, dù ban bố “Tình trạng khẩn cấp”, thì cũng không thể thực hiện “LOCKDOWN” như các nước khác vì luật pháp nước sở tại khác nhau.

*Link chi tiết: https://www.nhk.or.jp/politics/articles/feature/32782.html