Phương pháp sản xuất kiểu Nhật đang chiếm lại ưu thế


Hy vọng đã bắt đầu quay trở lại với các doanh nghiệp Nhật sau một giai đoạn trì trệ kinh tế kéo dài.


Xuất khẩu tăng cùng với tác động của việc̣ tái cấu trúc, cắt giảm lực lượng lao động, nhiều tập đoàn lớn lợi nhuận đã tăng trưởng khả quan.

Cùng thời điểm này, dường như các giá trị mới vốn là sức mạnh của các siêu công ty sản xuất chip, mũi nhọn truyền thống của Nhật cũng đang hồi phục.

Không cần phải nói, chúng ta đang thấy tập đoàn Toyota Motor là người tiên phong trong các công ty hồi phục mạnh mẽ nhất bằng một phương thức sản xuất đặc trưng Nhật.

Toyota đã bán trên 2 triệu xe tại Bắc Mỹ năm ngoái, kỷ lục đầu tiên cho một nhà sản xuất xe bên ngoài 3 ông lớn của Mỹ (Big Three). Số lượng bán được trên toàn cầu là 6.78 triệu chiếc, qua mặt Ford Motor để thành nhà sản xuất xe lớn thứ hai trên thế giới.

Thành quả đáng nể này là công sức của toàn hệ thống sản xuất từ những triển khai thiết kế gian đoạn đầu cho đến quản lý và sản xuất.

Những ý kiến sáng tạo tích luỹ từ phân xưởng sản xuất, cái này thì hơi khác với các nhà sản xuất xe nước ngoài, đến phương pháp just-in-time để giảm thiểu việc chứa hàng, rồi việc giảm thời gian tiến hành sản xuất cũng như các phép kiểm tra chi tiết để ngăn ngừa phế phẩm đã tạo ra một năng suất cao và khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

Toyota đã đều đặn cải tiến năng suất và giảm thiểu chi phí từ những năm 1990 khi kinh tế Nhật trong đang thời kỳ khủng hoảng.

Ngày nay, hệ thống sản xuất theo kiểu của Toyota đang trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho ngành công nghiệp ôtô. Các ngành công nghiệp nội địa khác, như nghành sản xuất máy móc điện và dệt cũng như các chính quyền địa phương, ngay cả bưu điện Nhật, đang cố gắng cải tiến năng suất dựa theo mô hình của Toyota.

Canon Inc. là một thí dụ khác về sự thành công của việc khai thác lợi thế của phương pháp sản xuất kiểu Nhật.

Lợi nhuận của Canon đã luôn tăng cho đến cuối năm vào tháng 12 cho 4 kỳ liên tiếp. Thêm vào đó là việc bán khá chạy cái thiết bị văn phòng gồm máy photocopy, máy in, Canon đang thấy chuỗi sản phẩm chiến lược của họ trải từ máy chụp hình số, thiết bị sản xuất bán dẫn và các thiết bị sản xuất màn hình tinh thể lỏng, có những bước phát triển nhanh chóng.

Bí quyết sức mạnh của Canon cũng rất Nhật trong các đặc điểm của nó.

Đầu tiên, họ dùng phương pháp sản xuất cell-production trong phân xưởng, nghĩa là một nhóm công nhân tạo một cell và lắp ráp sản phẩm từ đầu cho đến khi hoàn chỉnh thay vì dùng hệ thống sản xuất dây chuyền lớn. Mục đích của phương pháp cell-production là để nâng cao năng suất bằng cách khai thác sự độc lập và sáng tạo của công nhân.

Thứ hai, Canon gắn chặt với phương pháp quản lý điều hành tập đoàn kiểu Nhật hơn là kiểu Mỹ. Không có thành viên bên ngoài nào trong hội đồng quản trị́, điều này cho phép 24 thành viên gồm cả chủ tịch Fujio Mitarai, gặp nhau mỗi buổi sáng để giữ các liên lạc thông suốt.

Thứ ba, Canon vẫn giữ sức mạnh sản xuất của họ ở Nhật hơn là chuyển nhà máy sang Trung Quốc nơi có mức lương rẻ hơn rất nhiều.

Sản phẩm giá thấp có thể sản xuất được ngay tại Nhật bằng tự động hóa (trong sản xuất). “Sản xuất ở nội địa cho phép chúng tôi vẫn giữ chế độ làm việc suốt đời (life-time), ” Mitarai giải thích.

Matsushita Electric Industrial Co. công ty đã áp dụng hệ thống sản xuất và quản lý tập đoàn kiểu Nhật vào lĩnh vực thiết bị nghe nhìn, một lần nữa qua mặt Sony Corp. công ty đã chọn một hệ thống quản lý kiểu Mỹ.

Tất cả chúng cho thấy những công ty đang theo đuổi phương pháp kiểu Nhật trong sản xuất hàng hóa đang tạo ra những hồi phục ngoạn mục.

Kinh tế Nhật đã được ca ngợi như là “Nhật là số 1” cho đến những năm 1980 và các tập đoàn Nhật là đồng nghĩa với những doanh nghiệp thành công nhất.

Tuy nhiên, tình hình tài chính Nhật đã chịu tác động xấu của một sự thụt lùi lớn so với các đồng nghiệp Châu Âu và Mỹ, cùng với sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng.

Trong lãnh vực sản xuất, các tập đoàn Nhật đang bị bỏ lại phía sau các công ty Mỹ trong công nghệ thông tin.

Đang có các mối lo sợ ngày càng tăng về sức cạnh tranh của các công ty Trung Quốc với mức lương thấp của họ.

Điều này đi ngược với cái nhìn lạc quan về người Nhật đang hồi sinh nền công nghiệp sản xuất kiểu Nhật của họ. Vậy sự hồi phục lần này có thật sự bền vững không?

Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được là có hay không? Nhưng dù cho có thế nào thì các nghành công nghiệp của Nhật trong thế kỷ 21 phải có một cái nhìn mới về họ sẽ sản xuất hàng hóa như thế nào.

Vào thời điểm này, các doanh nghiệp Nhật phải tạo ra những chiến lược mới qua việc xác định thế mạnh và điểm yếu của mình để tránh rơi vào cái bẫy tự tin hay tự ti quá đáng.

Tsutagawa (biên tập viên kinh tế của Yomiuri Shimbun)

Galaxy dịch (Theo Yomiuri)

Chú thích của tui

1) Big Three là General Motor, Ford và Chrysler

2) Mình đã tận mắt xem phương pháp sản xuất cell-production tại một nhà máy của JVC (Japan Victor Company) ở gần Izu (tham quan), một tổ có khoảng 4, 5 người làm việc trong một cái ô chữ nhật nhỏ bao quanh bởi thiết bị lắp ráp, cân chỉnh, đo sản phẩm, họ có thể tự quyết định ai làm cái gì, và khá tự do để làm từ a đến z, điều này tránh việc quá nhàm chán khi làm mãi một động tác nào đó trong một dây chuyền quá dài và đơn điệu.

3) Toyota là công ty to quá rồi, có cả thành phố Toyota toàn nhà máy, công xưởng, nhà cửa văn phòng gì cũng của Toyota, người ở đó thì đều là nhân viên Toyota rồi. Toyota city gần Nagoya ở phía tây bắc cách khoảng 60, 70 km gì đó, lần mình được đi tham quan dây chuyền và showroom của họ cho cả xe và kỹ thuật…

4) Matsushita Electric Co. thì trụ sở nằm ở Osaka, họ có khu tưởng niệm Konosuke Matsushita (người sáng lập và là chủ tịch lâu nhất) và nhà trưng bày sản phẩm kỹ thuật mới khá ấn tượng, có phòng chiếu phim nổi (đeo kính vào).