Sự trở lại của Keiretsu


Keiretsu (mô hình sản xuất, kinh doanh dựa trên sự kết hợp giữa các công ty) đã từng bị chính những nhà sản xuất ô tô Châu Âu và Châu Mỹ lên án với những kiểu thực hành kinh doanh khó hiểu và giá thành cao. Trong những năm 1990, phương thức thực hành kinh doanh Phương Tây đã bắt đầu đạt hiệu quả ở các nhà sản xuất Nhật Bản, những người đã bị thu hút mạnh bởi sự cạnh tranh giá cả. Nhưng ngày nay keiretsu đang được đánh giá lại như một cách đạt tới sự kinh doanh thành công. Keiretsu của Nhật Bản là kiểu liên kết chặt chẽ giữa các công ty, giữa một bên là nhà sản xuất và các nhà cung cấp linh kiện trong một tập đoàn, đang được xem lại như một cách nhằm giảm giá thành và tăng năng xuất, đáp ứng nhu cầu nước ngoài tăng cao từ Trung Quốc và các nước khác.


Trở về từ cái chết

Keiretsu xem là một cấu trúc kinh doanh hình kim tự tháp được bắt đầu từ Nhật Bản, với một nhà sản xuất lớn tại vị trí đỉnh chóp và liên kết tới các nhà sản xuất linh kiện bên dưới nó. Xuất phát từ mối quan hệ hợp tác lâu dài, các công ty liên kết lại với nhau để phát triển và sản xuất hàng hoá.

Trong những năm 1970, thời điểm xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu lửa, ngành ô tô Nhật Bản xuất khẩu tăng nhanh chóng, cùng lúc người tiêu dùng ở Mỹ và nhiều nơi khác phát hiện thấy ô tô của Nhật có chất lượng cao, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành thấp. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh thương mại mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Mỹ trong những năm 1980, đặc biệt trên lĩnh vực ô tô. Các nhà sản xuất Nhật Bản bị chỉ trích với keiretsu và phương thức thực hành kinh doanh của họ. Giải pháp cho vấn đề này, họ đã thành lập cơ sở sản xuất mới tại Mỹ và nỗ lực xoa dịu tình trạng căng thẳng giữa hai nước. Một số nhà sản xuất lớn của Nhật Bản quyết định mua nhiều hơn linh kiện của Mỹ lắp ráp vào trong ô tô của họ, nhằm tăng tỷ lệ linh kiện sản xuất tại thị trường nội địa.

Đầu những năm 1990, sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đã đẩy một số công ty Nhật tới bờ vực phá sản, một vài công ty đã tiếp tục tồn tại bằng cách tìm kiếm sự liên kết hoặc tăng cường củng cố các mối quan hệ của họ với những tập đoàn hợp tác nước ngoài. Các nhà sản xuất nước ngoài đã cung cấp cho các công ty của Nhật, bằng cách đặt các đơn đặt hàng lớn với nhà cung cấp những người đưa ra mức giá thấp nhất, họ đã không bị rằng buộc bởi các mối quan hệ của keiretsu và bị ảnh hưởng giảm chi phí.

Tập đoàn Nissan Motor là một trường hợp tiêu biểu. Dưới sự chỉ đạo của Carlos Ghosn, người được tiến cử bởi công ty mẹ Nissan. Renault SA của Pháp, là một kế hoạch cơ cấu lại đã được thực thi, bao gồm con số giới hạn những nhà cung cấp và cắt giảm nguồn tài chính mà Nissan cung cấp cho hầu hết 1.400 công ty trong tập đoàn. Kết quả của việc cắt giảm chi phí này cuối cùng đã làm cho công ty thu lại lợi nhuận.

Sự ảnh hưởng tới các nhà sản xuất linh kiện

Giống như ngành công nghiệp ô tô, với keiretsu đang tạo nên một sự trở lại. Tháng 6 năm 2005, tập đoàn Mitsubishi Motor đã thiết lập một tổ chức mới bao gồm 160 công ty, là bộ phận của một keiretsu đã rút khỏi 3 năm trước. Mitsubishi Motor tiến hành cử kỹ sư tới 5 bộ phận của tập đoàn, mỗi bộ phận này bên trong là một kiểu kết cấu vững chắc, và tổ chức các buổi thảo luận nghiên cứu thường xuyên. Công ty hiện tại tin rằng, hoạt động thêm một thời gian dài, việc giảm chi phí chỉ có thể đạt được nếu công ty mẹ cùng làm với các nhà cung cấp linh kiện, nhằm tăng chất lượng của sản phẩm và các thực hành kinh doanh.

Những nhà cung cấp linh kiện chuyên môn đang cảm thấy hiệu quả cơn gió của sự thay đổi này. Cho đến nay tập đoàn Honda Motor đứng vững do chính sách phát triển công nghệ nòng cốt của tập chính tập đoàn, mà không có một tập đoàn gồm các nhà cung cấp linh kiện gia nhập, giống như những nhà sản xuất lớn khác. Tuy nhiên, gần đây đã thay đổi hướng và yêu cầu các nhà cung cấp hợp tác nhằm thúc đẩy năng suất, giữ tốc độ cùng với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Honda cũng lên kế hoạch trở thành chủ cổ phần chính trong tập đoàn Nihon Plast, một nhà sản xuất linh kiện nhựa và túi khí.

Đồng thời vào tháng 1 năm 2005, Nissan đã tăng vốn đầu tư của mình trong tập đoàn Calsonic Kansei, chuyên về sản xuất môđun lắp ráp từ các linh kiện phức tạp, từ 27,6% lên 41,7%. Trong tháng 6 năm 2005 tập đoàn Toyota Motor đã cử trực tiếp một chuyên viên Toyota tới tập đoàn Aisin Seiki cho bước đầu nắm giữ vị trí chủ tịch và củng cố ban quản lý của tập đoàn.

Một số chuyên gia phân tích ngành công nghiệp ô tô, tin tưởng rằng lợi thế của keiretsu sẽ tiếp tục được thể hiện, như các nhà sản xuất Nhật Bản đặt bước sản xuất của họ tại nước ngoài.