Takijiro Onishi – cha đẻ của Kamikaze


Khi nói đến Kamikaze (神風-Thần Phong), ai cũng biết đó là những chiếc máy bay cảm tử của không quân Nhật lao vào những tàu chiến của quân Mỹ, khi chiến tranh thế giới lần 2 vào hồi sắp kết thúc. Takijirō Ōnishi (2/6/1891–16/8/1945) (viết theo chữ Hán: 大西瀧治郎, viết theo Hiragana: おおにし たきじろう) là một thống đốc hải quân của Nhật, được biết đến như là cha đẻ của Kamikaze.

Takijiro Onishi

Hồi đầu chiến dịch Thái Bình Dương trong Đại chiến thế giới thứ 2 của Nhật, Onishi là Trưởng phòng phát triển không quân của Hải quân Nhật, và là người chịu một số trách nhiệm về kỹ thuật trong đợt tấn công của quân Nhật vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), dưới sự lãnh đạo của thống đốc hải quân Isoroku Yamamoto. Bản thân Onishi đã từng phản đối cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, khiến cho Mỹ sau đó tuyên chiến với Nhật và dẫn đến một cuộc chiến đẫm máu, và cuối cùng Nhật đã phải đầu hàng không điều kiện.

Vào tháng 10/1944, Onishi được thăng chức thành tư lệnh Chiến hạm Không quân ở phía bắc Phi Líp Pin. Onishi đã nghiên cứu các phương pháp đánh cảm tử vào những tàu chiến của quân Mỹ và Đồng minh, phương pháp mà hồi đầu Onishi đã từng phản đối. Sau khi bị mất dãy đảo Mariana, Onishi thay đổi ý kiến và ra lệnh tấn công bằng máy bay chứa đầy bom. Kế hoạch là khoảng 250 kg bom được đưa lên máy bay Misubishi A6M Zero và đâm thẳng vào tàu chiến địch.

Trong buổi gặp mặt ở sân bay Magracut gần Manila, Phi Líp Pin vào ngày 19/10, Onishi đến thăm đội bay 201 đã cho rằng: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ không còn phương pháp nào giữ được Phi Líp Pin, bằng cách cho 250 kg bom lên chiếc Zero và đâm thẳng xuống tàu chiến Mỹ”. Từ đó những cuộc tấn công theo kiểu Kazmikaze này liên tiếp được tiến hành, nhưng không phải mọi máy bay đều đâm trúng đích. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi trước khi kịp đâm trúng mục tiêu.

Takijiro Onishi đã tự sát bằng phương thức tự mổ bụng (Seppuku) tại bản doanh của mình vào ngày 16/8/1945, trước khi Nhật bắt buộc phải đầu hàng vô điều kiện. Trong tờ giấy để lại, Onishi đã xin tạ lỗi trước linh hồn của khoảng 4000 phi công đã bỏ mạng trong các cuộc chiến Kamikaze dưới lệnh của Onishi, đồng thời khuyến cáo những công dân trẻ Nhật còn sống sót sau chiến tranh phải cố sức làm việc để xây dựng lại nước Nhật. Onishi cũng đồng thời mong cái chết của mình sẽ là sự tạ tội trước những phi công Kamikaze đã hy sinh và những gia đình của họ. Tuy nhiên, Onishi đã không sử dụng hình thức Kaishakunin (介錯人-hình thức để người khác chặt đầu giúp, sau khi tự mổ bụng), và chết vì vết thương sau 15 giờ.

Nguyễn Đăng
Theo Japanese History