Tổng kết cuộc thi ảnh nghệ thuật Momiji 2007


Kyoto SVVN- Seminar khoa học cuối cùng của năm 2007 đã được kết thúc bằng một topic “phi” khoa học vô cùng hoành tráng: Lễ trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Momiji 2007. Điều bất ngờ là chủ đề “phi” khoa học đầu tiên này lại thu hút được sự tham gia đông đảo nhất của các thành viên KG từ trước đến nay


Gió trút lá cho mùa thu thay áo …
Những cơn gió mang hơi lạnh đầu đông như một chàng họa sĩ lãng tử lơ đãng đưa những nét cọ của mình lên từng chiếc lá từng ngọn cây. Và sau lối anh đi là một mùa thu vàng rực trong tranh của Isaac Levitan, hay một sắc đỏ khắc khoải của Vincent Van Gogh… Nhưng có lẽ hơi khập khiễng khi so sánh thiên nhiên kỳ ảo với những tác phẩm hội họa, bởi xét cho cùng các họa sĩ, nhiếp ảnh gia, thi sĩ cũng chỉ mong sao thu được hết cái hồn của thiên nhiên vào trang giấy, khuôn hình và ngôn từ của họ mà thôi. Chỉ biết rằng, trước sự lỗng lẫy của thiên nhiên mùa thu, có ai không nao lòng, không ít nhất một lần dừng chân để cố gắng thu giữ lại, dù chỉ là một chút, thời khắc tuyệt diệu đó…

Kyoto SVVN- Seminar khoa học cuối cùng của năm 2007 đã được kết thúc bằng một topic “phi” khoa học vô cùng hoành tráng: Lễ trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Momiji 2007. Điều bất ngờ là chủ đề “phi” khoa học đầu tiên này lại thu hút được sự tham gia đông đảo nhất của các thành viên KG từ trước đến nay (điều này chắc hẳn đã nhen nhóm lên 1 loạt chủ đề văn hóa, nghệ thuật, thể thao… cho những seminar tới trong đầu PCT Tuấn nhỉ).

Căn cứ vào tình hình máy móc của các anh chị em KG ngày càng hiện đại, căn cứ vào thời điểm Momiji tuyệt đẹp ở Kyoto, cuộc thi Ảnh Nghệ Thuật Momiji 2007 đã được trưởng ban tổ chức CT Đình Anh và chủ nhiệm CLB nhiếp ảnh ĐVTrường phát động vào ngày 23/10/2007. Ban đầu, ban tổ chức chỉ hy vọng vào sự tham gia (tất nhiên rồi) của các tay săn ảnh gạo cội ở Kyoto như GS, BY, NCH, VPH… Nhưng sau đó họ (BTC) đã thực sự “choáng váng” vì bất ngờ bởi sự xuất hiện của những nhiếp ảnh gia chưa từng xuất hiện trên “ảnh đàn” cùng với những tác phẩm đáng đồng tiền bát gạo.

Chị Thùy Trang và tác phẩm đoạt giải của mình

Tỷ lệ số ảnh/số người dự thi 63/12 đã thể hiện rõ tiêu chí “Khoe ảnh là chính” (trích lời HT MC), và tỷ lệ số ban giám khảo/số người dự thi 17/12 phản ánh rõ mục tiêu “Tự phê là chính” (tức “tự” do “phê” bình người khác là chính, oái) của cuộc thi. Phải nói thêm rằng những con số biết nói này là thành quả những nỗ lực to lớn của trưởng BTC trong việc “dụ dỗ” và “dọa dẫm” các thí sinh cũng như ban giám khảo (xin một tràng pháo tay cho BTC nào :D).

Sau 1 tháng các thí sinh tấp nập gửi ảnh đến dự thi và 1 tháng làm việc cật lực của BGK, kết quả của cuộc thi đã được công bố trong bầu không khí ấm cúng của Kyoto International House, trong tiếng nhạc rộn ràng và với sự tham gia của đông đảo anh chị em KG từ bậc trưởng bối như cô NXBình cho đến lớp thiếu nhi như cháu Chip. Hai trưởng ban tổ chức cùng với biên tập viên kiêm MC Huy Thịnh đã rất kỳ công trong việc biến lễ trao giải thành 1 màn trình diễn ấn tượng của màu sắc và âm thanh cùng với những ý tưởng rất hỏm hỉnh.

Nếu như với những seminar khoa học trước đây, chúng ta đôi lúc cảm thấy khó có thể bàn luận về chuyên môn sâu khi mà presenter trình bày những nghiên cứu trong ngành hẹp của họ; thì với seminar nghệ thuật này, điều hấp dẫn là ở chỗ tất cả mọi người đều có thể nói lên những cảm nhận, những rung động của họ trước những những tác phẩm dự thi. Bởi đơn giản là ai cũng có thể “cảm” được cái đẹp, từ những người am hiểu nghệ thuật nhiếp ảnh với những phân tích sắc bén đến những người không có chút kiến thức gì mà chỉ cảm nhận bằng trái tim. Cho nên tôi đồ rằng BTC cũng có ý định đó khi mời một thành phần BGK vô cùng đa dạng từ những bậc vô cùng pro, cho đến những amateur thứ thiệt (như tôi), để có thể thu nhận được những ý kiến đánh giá rất đa chiều (mặc dù đôi khi cũng khác nhau đến đau đầu ). Và cũng không bất ngờ chút nào khi MC Huy Thịnh cứ liên tục phải dừng lại giữa chừng vì các thành viên vẫn còn bận ghé chân ở tác phẩm nào đó để bàn luận sôi nổi mà ko cho MC đi tiếp.

Và cuối cùng, các tác phẩm đoạt giải đã được vinh danh trong ba hạng mục dự thi.

Trong hạng mục “Thiếu nữ với Momiji”, giải nhất đã thuộc về nhiếp ảnh gia Trần Huy Thịnh với tác phẩm “Momiji trắng”. Một giọt lá momiji hững hờ buông trên áo thiếu nữ đã tạo cảm hứng cho sự ra đời của một cái tên lãng mạn hơn cho tác phẩm này: Momiji trên vai em. Giải nhì thuộc về nhiếp ảnh gia Nguyễn Chí Hưng với tác phẩm duyên dáng: “Kìa…Thu”. Giải ba lại thuộc về Huy Thịnh với một “Tác nghiệp” rất trẻ trung. Chắc hẳn sẽ có khối người thầm ganh tị khi thấy cảnh anh HT nâng niu ảnh 2 người đẹp Momiji trên tay 😉 trong lễ trao giải .

Giải A – Momiji trắng – Trần Huy Thịnh

Giải B – “Kìa … Thu” – Nguyễn Chí Hưng

Giải C – “Tác nghiệp” – Trần Huy Thịnh

Đình Anh – Trưởng BTC trao giải cho nội dung Thiếu nữ với Momiji

Hạng mục “Momiji cận cảnh” được mở màn bằng tác phẩm đoạt giải nhất “Khoe sắc” của nhiếp ảnh gia Đỗ Văn Trường. Tác phẩm này khá hoàn chỉnh về màu sắc và bố cục, và theo tôi chính sự “khoe sắc” của những chiếc lá không thật hoàn hảo lại làm cho tác phẩm “đời” hơn, bởi cá nhân tôi cho rằng cái đẹp luôn nằm trong sự không hoàn hảo. Giải nhì thuộc về “bản giao hưởng của ánh sáng và sắc đỏ” (trích lời BGK) mang tên “Thu rơi” của cặp tác gia Thùy Trang-Phi Hoài. Bản nhạc được kết bằng những sợi nắng của Huy Thịnh (Nắng lên) đã ẵm trọn giải ba của BTC.

Giải A – Khoe sắc – Đỗ Văn Trường

Giải B – Thu rơi –Thùy Trang/ Phi Hoài

Giải C – Nắng lên – Trần Huy Thịnh

Có thể nói “Ngẫu hứng Momiji” là hạng mục gay cấn nhất với sự tham gia của trên 40 tác phẩm “không giống ai” đầy ngẫu hứng, đúng như chính cái tên của hạng mục này. Giải nhất thuộc về tác phẩm “Transparent” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Chí Hưng. Đây là tác phẩm được đánh giá là tuyệt vời cả về kỹ thuật và nghệ thuật, sự mong manh của những chiếc lá ngược với ánh mặt trời chói chang đã đánh gục các thành viên BGK. Giải nhì lại thuộc về anh Chí Hưng với tác phẩm “Chùm sao”. Giải ba chính là “Lối xưa” của nhiếp ảnh gia Huy Thịnh.

Giải A – Transparent – Nguyễn Chí Hưng

Giải B – Chùm sao – Nguyễn Chí Hưng

Giải C – Lối xưa – Trần Huy Thịnh

Cuối cùng, hạng mục thú vị nhất là giải thưởng đặc biệt của BTC dành cho những người đẹp sâu lắng, duyên dáng, trẻ trung, nhí nhảnh, thân thiện Momiji, những người đã mang đến cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia của chúng ta sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.

Sâu lắng Momiji –Phương Thảo

Duyên dáng Momiji – Thùy Trang

Trẻ trung Momiji – Thu Hằng

Nhí nhảnh Momiji – Thùy Nhiên

Thân thiện Momiji – Mai Ngọc

Anh Đức Tuấn trao giải cho các người mẫu

Hai người mẫu duyên dáng và nhí nhảnh

Có thể nói một cách to tát-theo truyền thống là: cuộc thi Ảnh nghệ thuật Momiji 2007 đã thành công tốt đẹp. Theo một nguồn tin mật, sau cuộc thi này đã có một số dụng cụ tác nghiệp được trao đổi, mua bán một cách âm thầm hoặc công khai, một số thiết bị đã được rục rịch chuẩn bị đầu tư để sẵn sàng cho các cuộc thi sắp tới :D. Điều này khiến cho BTC vô cùng hạnh phúc vì một tình yêu với nghệ thuật nhiếp ảnh đã được khơi dậy sau cuộc thi Momiji 2007.

Nào cùng chờ đón mùa Sakura 2008!

Coccoc.

Mời mọi người xem tât cả các tác phẩm dự thi tại đây