Hệ thống cảnh sát và tội phạm tại Nhật Bản


– Cảnh sát Nhật cũng có tổ chức giống FBI chứ?
– Ở Nhật, loại tội phạm nào nhiều nhất?

1.Cảnh sát Nhật cũng có tổ chức giống FBI chứ?

Cảnh sát Nhật Bản do từng tỉnh thành quản lý, không có tổ chức cảnh sát nào điều khiển hay hoạt động trên phạm vi toàn quốc cả. Lấy ví dụ về Keishicho, tức là cục cảnh sát thủ đô, được trao nhiệm vụ điều hành cơ bản khu vực thành phố mà họ phụ thuộc, trong trường hợp này là thành phố Tokyo. Các cảnh sát cũng được yêu cầu chỉ làm việc trong khu vực thành phố mà họ trực thuộc. Có một số người cho rằng Nhật cần một tổ chức điều khiển toàn bộ hệ thống cảnh sát như là FBI để đề phòng trường hợp bọn tội phạm liên hệ với nhau thành hệ thống trên phạm vi các tỉnh thành, như là vụ khí độc mà giáo phái Aum gây ra. Mặc dù vậy thì cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật, là một bộ phận của hội đồng bảo an xã hội Nhật Bản, cũng không hề tham gia vào bất kỳ hành động điều tra cụ thể nào. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo ngân sách cho ngành cảnh sát, điều hành các hoạt động chính để bảm bảo an ninh xã hội, quản lý điều hành giao thông trên các trục đường chính trên khắp đất nước, v.v… . Tổ chức duy nhất có thể tổ chức điều tra trên phạm vi toàn quốc như là một thực thể độc lập là cơ quan an ninh điều tra công cộng, một cơ quan chuyên về việc đối phó với những thành phần qua khích. Tuy nhiên thì sức mạnh của cảnh sát Nhật chính là ở chỗ họ có thể điều khiển một cách có hiệu quả việc điều tra trên phạm vi toàn quốc khi mà sở tổng chỉ huy cảnh sát các tỉnh thành liên kết lại với nhau.

2.Ở Nhật, loại tội phạm nào nhiều nhất?

Theo thống kê về những vụ phạm tội được phát hiện ở Nhật thì vào năm 1994 có cả thảy 1.784.434 vụ, có xu hướng giảm so với năm 1993. Tỷ lệ phá án thành công là 43%. Đối với những loại tội phạm như giết người, tội cố ý gây hoả hoạn, và tội cướp đoạt tài sản công dân có vũ trang thì tỷ lệ phá án khá cao, lên tới 89,1%. Tỷ lệ tội phạm ở Nhật năm 1994 được phân chia như sau:

+ Xâm phạm, phá hoại tài sản 6,3%
+ Lừa đảo, tham ô, hối lộ 3,6 %
+ Bạo lực, gây thương tích cho người khác 2,0%
+ Các loại tội phạm khác 0,8%

Đặc điểm của tội phạm ở Nhật trong thập kỷ 90 là sự tăng lên của các vụ phạm tội có dùng súng, mặc dù ở Nhật súng bị cấm. Các vụ tội phạm có sử dụng súng bởi những người thường chứ không phải là bởi bọn găng tơ vào các vụ giết người, cướp của ngày càng tăng.