Hình tượng người Nhật (日本人像)


Nhật Bản ngay sau chiến tranh không phải là một nước Nhật đẹp. Những ký ức kinh hoàng, những thất bại trong chiến tranh đã làm lu mờ đi hình ảnh nước Nhật một khoảng thời gian dài. Nhưng với quyết tâm sắt đá cùng với những đặc tính phẩm chất tốt đẹp của mình, người Nhật đã đưa đất nước của mình từ tro tàn chiến tranh, thành một cường quốc kinh tế như ngày nay.


Và kể từ khi Nhật chính thức bước vào võ đài chính trị kinh tế của thế giới với sự phát triển kinh tế như vũ bão những năm cuối thập kỷ 60, hình tượng Nhật bản, đặc biệt là người Nhật được toàn thế giới quan tâm, soi xét, như một phương tiện để lý giải cho thành công thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản.

Bài viết này tôi viết dành cho những ngừơi yêu Nhật Bản, yêu con ngừơi Nhật Bản, hay cho những người đang và sẽ có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa Nhật Bản.

Con người Nhật Bản không đơn giản như chúng ta tưởng. Có bao giờ các bạn được nghe rằng chính người Nhật cũng không nhận rằng đồng loại của họ khó hiểu. Trong giới khoa học cũng thế. Có gần như là hai trường phái, một ca ngợi những mặt tốt của người Nhật, còn một dường như là chủ nghĩa xét lại, xem xét những quan niệm truyền thống về người Nhật, đi tìm câu hỏi liệu người Nhật có thực sự như vậy không? Đây là một đề tài tốn nhiều giấy bút không chỉ của riêng nước Nhật, của phương Đông mà còn là cả của phương Tây, của thế giới.

Hy vọng bài viết phần nào giúp các bạn có một cái nhìn chung về ngừời Nhật, ít ra là trên phương diện học thuật.

Hình tượng có tính chất chi phối về ngừơi Nhật có thể được tóm lược như sau:

1. Chữ Hòa: (和) Nếu để diễn tả ng Nhật trong một từ thì chắc từ thích hợp là từ Hòa. Ngừơi Nhật cũng luôn tự gọi đất nước mình là Hòa. Phòng kiểu Nhật Bản là Hòa thất, bò Nhật Bản là Hòa ngưu, kiểu Nhật Bản là Hòa phong… Nhật có lẽ là một dân tộc hiền nhất quả đất. Ít ra là nhiều ngừơi đã nhận xét vậy. Quan hệ con người trong nội bộ tập đoàn người Nhật là cực kỳ hòa hảo. Ngừơi ta tránh không làm mất lòng nhau, luôn cố tạo cho đối phương một cảm giác dễ chịu nhất. Trong quan hệ cũng rất ít khi xảy ra mâu thuẫn, các bạn có bao giờ thấy hai người Nhật cãi nhau trên đường như ở VN bao giờ chưa? Tôi nghĩ 99% là chưa. Ngoài ra họ cũng luôn biết nghĩ về người khác, không làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, cảm giác, ích lợi… của người khác, âu cũng là một biểu hiện của Hòa. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho trị an, an toàn của Nhật thuộc hàng nhất thế giới.

2. Người Nhật luôn hướng lòng mình về một nhóm nào đó mà họ thuộc về: Điều này thì chắc những ai đã từng ở Nhật hoặc tiếp xúc với nền văn hóa Nhật, chúng ta đều biết rõ. Người Nhật khi đi du lịch thường đi theo đoàn (trừ thanh niên ít tiền hay thích mạo hiểm mới đi riêng). Và khi làm gì đó, họ cũng quyết định trên cơ sở tập thể thông qua. Đặc điểm này trong quản trị kinh doanh kiểu Nhật có thể được gọi ra quyết định tập thể (集団意思決定), hay có một khái niệm khác là chủ nghĩa tập đoàn (集団主義) một nét đặc trưng của Nhật đối lập với Mỹ: chủ nghĩa cá nhân.

3. Xã hội Nhật được cấu thành theo chiều dọc: các bạn dễ dàng thấy được điều này qua các mối quan hệ senpai, kohai, người trên người dưới trong công việc ( nhân viên và xếp), trong trường học, trong môn vật cổ truyền sumo (chủ là oyabun 親分、võ sĩ thấp bé hơn ở dưới là kobun子分), và ngay cả trong mafia Nhật (yakuza) cũng có mối quan hệ bố già đệ tử.

Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật đựơc phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho việc thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đòan là tương đối dễ dàng. Bạn có thấy, người Nhật rất có trách nhiệm với công việc chung, họ sẵn sàng làm công việc chung một cách tích cực, đôi khi còn hơn việc của mình. Họ có khả năng đoàn kết lại vì mục tiêu chung. (Chắc các bạn đã nghe chuyện so sánh ngừơi Nhật và ngừơi Việt: một anh Việt thì hơn một anh Nhật, nhưng hai anh Việt chỉ bằng một anh Nhật, và ba anh Việt thì ôi thôi, thua xa ba anh Nhật. Ý nghĩa của chuyện chắc các bạn thông minh học rộng cũng đã hiểu.) Đây cũng lại là một phẩm chất đáng học tập của người Nhật.

4. Nhật Bản về phương diện xã hội, ngôn ngữ văn hóa đều có tính đồng chất (均質性) rất cao: nên trong người Nhật ý thức quy thuộc về một xã hội đồng nhất là rất mạnh mẽ. Tính đồng chất được giải thích một cách dễ hiểu như sau: ta nên giống mọi ngừơi chung quanh, ta nên hòa mình vào mọi người, không nên thể hiện cái tôi cá nhân sẽ dễ bị bài trừ ra khỏi tập thể.

Đặc đỉểm này và đặc điểm 2, dễ dàng lý giải cho việc người Nhật thích theo phong trào. Hiện nay ở Nhật có phong trào ăn đồ Việt Nam (nếu tôi không nhầm). Ở Kansai cũng như lân cận Tokyo đều có hội hữu nghị Nhật Việt, giao lưu, trường tiếng Việt, nhà hàng Việt. Ngoài ra việc thích một số nhân vật trên truyền hình theo tập đoàn như: David Bechkam, Tamachan, Ku-chan ( chú chó dễ thương quảng cáo cho Aifruru)… cũng là những biểu hiện mà tôi cho rằng không hợp lý chút nào.

Tuy nhiên, ngày nay Nhật đang xem xét lại đặc điểm này của mình, khi mà nó càng ngày càng thể hiện những mặt không thích hợp với một cuộc sống hiện đại, khi mà nhiều người Nhật tỏ ra khó hòa đồng với môi trường quốc tế, và cũng có lẽ nó không giống Mỹ chăng?

5. Xã hội Nhật về mặt văn hóa cũng như xã hội, có tính đóng (閉鎖性) với người nước ngòai: Đặc điểm này có thể coi như một đặc điểm phái sinh của đặc điểm 4, do người Nhật có tính quy thuộc mạnh vào tập đoàn của mình nên khó thích nghi và tỏ ra không cởi mở với những người thuộc nền Văn hóa khác. Những ngừơi Nhật sau khi sống ở nước ngòai lâu năm, đặc biệt là những ngừời sinh ra lớn lên ở nước ngoài khi về nước cũng rất khó khăn trong việc hòa nhập lại cộng đồng.

Về vấn đề này tôi cũng đã chứng kiến, trải nghiệm qua. Ở seminar của tôi có một cô bé bố Việt mẹ Nhật, sinh ra ở Mỹ, là công dân Mỹ. Cô ấy qua Nhật học một năm theo diện Monbusho nhưng cũng than phiền là chẳng hợp với sinh viên Nhật. Một cô khác sang Mỹ sống từ cấp 3, nay trở lại Nhật học thạc sỹ, cũng không thích hợp với phong cách Nhật, nhưng dù sao cô này cũng sống ở Nhật một thời gian dài cho đến lúc gần trưởng thành nên vẫn còn biết chữ Hán, biết cư xử theo kiểu người Nhật.

Không biết các bạn có kinh nghiệm gì về vấn đề này không? Nhưng tôi nghĩ người Nhật ở quê có khi lại dễ gần hơn người Nhật ở thành phố, đặc biệt là Tokyo. Tôi thấy về Ibaraki đã thấy khác so với Tokyo rồi, đừng nói những vùng xa xôi hẻo lánh.

Ngoài ra có một ý kiến cá nhân nữa là, người Nhật rất thích Âu Mỹ. Điều này là do Nhật đã từng có phong trào Thoát Á Nhập Âu (thóat khỏi châu Á, nhập vào châu Âu- 脱亜入欧, do Fukuzawa Yukichi, người sáng lập ra Keio University – Khánh Ứng nghĩa thục phát động, sau này Phan Bội Châu cũng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục định học tập đường lối đổi mới này nhưng đã thất bại). Nhật đã học hỏi nhiều từ Âu Mỹ, vả lại Châu Á thì Nhật là nhất nên với họ Âu Mỹ là hay là tốt là nên học tập. Các bạn có nghĩ rằng ta chỉ nên học tập Âu Mỹ Nhật một cách có chọn lọc…mà không nên quá thần tượng họ, rập khuôn theo họ?

Trên đây là một số đặc điểm chủ yếu của người Nhật , một cách giản lược và dễ hiểu. Mong rằng các bạn đã hiểu rõ nước Nhật rồi có cùng ý kiến chung, còn các bạn còn chưa hiểu nhiều về con người Nhật thì có thêm một hàng trang bổ ích để có thể giao lưu quan hệ tốt với ngừơi Nhật, vì Việt Nhật hữu hảo.

TAMAHIDE
(Bài tham gia vào cuộc thi viết về đất nước và con người Nhật bản do Vysa tổ chức)

Tài liệu tham khảo:
– Ross Mouer and Yoshio Sugimoto, Images of Japanese Society, Routledge & Kegan Paul, London, 1986
– Minami Hiroshi, Lý luận về người Nhật – từ Minh Trị đến nay (nhà sách Iwanami, 1994)

Nghe theo lời anh ngố tàu xúi bẩy ( hì hì) em gửi cái này để tham dự cuộc thi viết về NB do vysa tổ chức. Nếu chẳng may được giải em sẽ cho vào quỹ từ thiện. ( có chắc không nhỉ?)