Những vấn đề về tiếng Việt trên Linux


Hiện nay, với sự hỗ trợ mạnh mẽ unicode trong Linux, bạn có thể không còn cần dùng đến các font tiếng Việt 1 byte (font ABC) hoặc 2 byte (font VNI), mà chuyển sang dùng font unicode cho tiện lợi và dễ dàng chia sẻ thông tin với người khác. Do đó, một số bộ gõ tiếng Việt hỗ trợ unicode ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng Linux Việt Nam là Bkkey của Trương Mạnh Cường (chạy với Redhat 7X, tải tại http://vietlug.sourceforce.net/download/) và Xvnkb 0.2.5 của Đào Hải Lâm (http://www.visc-network.com/products/xvnkb.htm).

Bộ gõ tiếng Việt

Với bkkey, bạn chỉ cần biên dịch xong, cài vào hệ thống là có thể chạy được ngay.

Sau khi tải về máy các gói phần mềm:

bkkey-1.6.tar.gz: được nén bằng gzip;

xvnkb-0.2.5.tar.bz2: được nén bằng bzip2.

Để giải nén các file này, ta làm như sau:

#tar –xvzf bkkey-1.6.tar.gz hoặc

#tar –xjf xvnkb-0.2.5.tar.bz2.

Chương trình tar sẽ giải nén các gói phần mềm này ra một thư mục riêng trên thư mục hiện tại. Bạn hãy vào trong thư mục cài đặt, mở các file install để làm theo các bước được hướng dẫn ở đó.

Việc cài đặt xvnkb khá phức tạp và thường được biên dịch ổn định với các phiên bản Redhat. Do xvnkb sử dụng cơ chế Override Xlib, bạn cần cấu hình để hệ thống có thể nạp thư viện liên kết động của chương trình vào hệ thống lúc chạy. Với các phiên bản Linux khác như Mandrake, Suse, bạn cần có thêm một số thao tác sau khi cài đặt:

Từ thư mục cài đặt (chứa các file mã nguồn), copy file

/etc/X11/xinit/xinitrc.d/xvnkb.sh =>/ etc/profile.d/xvnkb.sh.

Sau đó khởi động lại X server. X sẽ chạy file xvnkb.sh và nạp thư viện của xvnkb mỗi khi khởi động.

Locale tiếng Việt

Theo mặc định, Redhat 8.0 dùng locale UTF-8. Do đó bạn không cần thiết lập gì thêm mà máy đã sẵn sàng cho bạn nhập và hiển thị ký tự unicode tiếng Việt. Tuy nhiên, do một số nhu cầu khác nhau, bạn có thể thay đổi locale của hệ thống theo ý bạn như sau:

Tạo en_US.UTF-8 locale

# make/ usr/share/locale/en_US.UTF-8

# localedef -v -ci en_US -f UTF-8/ usr/ share/ locale/ en_US.UTF-8

(bỏ qua các thông báo lỗi)

Nhưng tốt hơn hết, bạn nên tạo vi_VN.UTF-8:

# make/ usr/share/locale/vi_VN.UTF-8

# localedef -v -ci vi_VN -f UTF-8/ usr/ share/ locale/ vi_VN.UTF-8

cuối cùng, thiết lập ngôn ngữ là unicode

#export LANG=en_US.UTF-8 hoặc

#export LANG=vi_VN.UTF-8

Giao diện tiếng Việt

Khi khởi động Redhat, từ màn hình đăng nhập, ở phía dưới bạn sẽ thấy vài tùy chọn trong đó có mục Language. Nếu bạn chọn Language là Việt Nam, sau khi đăng nhập vào hệ thống, bạn sẽ thấy rằng các menu trong X được hiển thị bằng tiếng Việt.

MẠNH CƯỜNG