Tổng kết giải ASF2005


Ngày thứ bảy 2/7/2005 vừa qua, Hội Thanh Niên và Sinh Viên tại Nhật Bản (VYSA), phối hợp cùng với hội sinh viên các nước Cambodia, Indonesia, Malaysia, Phlippines, Thai và ADYF (Asian Development Youth Forum) đã tổ chức thành công đại hội thể thao ASF (ASEAN Sport Festival) lần thứ 2 tại trường Bunka Women’s Univesity.


Đại hội ASF 2005 được tổ chức với sự hỗ trợ của trường Bunka Women’s Univesity và sự tài trợ của National Students Information Center (NASIC), The Student Support Center, Fusione Techno Solutions Co., Ltd.. Đại hội thể thao đã quy tụ được gần 250 vận động viên (VDV) và cổ động viên là lưu học sinh và thanh niên các nước ASEAN và Nhật Bản. Đó là một ngày thứ bảy của tình đoàn kết, tình hữu nghị của sinh viên và thanh niên ASEAN tại Nhật Bản. Thành công của đại hội một lần nữa nâng cao tầm vóc và uy tín của VYSA. Đại hội thể thao có tổng cộng bảy nội dung thi đấu bao gồm cầu lông (đôi nam, đơn nam và, đôi nữ), bóng bàn (đôi nam, đơn nam, và đơn nữ) và bóng rổ. Hai môn bóng bàn và bóng rổ được tổ chức ngay sau khai mạc tại nhà thi đấu số một, còn môn cầu lông được tổ chức từ 12:30 tại nhà thi đấu số hai. – Tổng kết bộ môn cầu lôngTổng kết bộ môn bóng bànTổng kết bộ môn bóng rổ

Tổng kết bộ môn cầu lông

Diến biến các giải Tâm điểm của các trận đấu là nội dung đôi nữ và đôi nam do tính đối kháng quyết liệt cũng như có sự góp mặt của những cô gái trẻ đến từ nhiều nước. Chúng ta không thể quên được hình ảnh trên sàn đấu của hai cô gái đến từ đất nước Indonesia với bộ quần áo dài và khăn choàng chỉ để hở khuôn mặt mà vẫn hăng say tham gia đập cầu, cứu cầu; niềm vui, nỗi buồn và niềm hạnh phúc trên khuôn mặt và trong hành động của các cổ động viên. Tuy nhiên, vượt lên trên hết là tinh thần đoàn kết, thái độ thi đấu hết mình, sự cổ vũ nhiệt tình và tinh thần hợp tác tự giác chia xẻ công việc của Ban tổ chức. Môn cầu lông thể hiện sự quyết liệt ngay từ vòng loại. Ngoại trừ hai cặp vận động viên thể hiện tính chuyên nghiệp người Cambodia (Soda+Socheat) và Indonesia (Arifin+Andhi), các cặp đấu khác không chênh lệch nhiều về trình độ. Đội Việt Nam kỳ vọng rất nhiều vào đấu thủ Nguyễn Bá Hoà thi đấu trong nội dung đơn nam, nhưng thật đáng tiếc ngày 2/7 là một ngày không may mắn đối với cầu thủ nổi tiếng này. Anh gặp ngay một tay vợt rất mạnh người Myanmar (Thiha) ở vòng loại, anh đã để đối phương vượt qua. Chính đấu thủ người Myanmar này sau đó đã vô địch đơn nam sau khi loại cầu thủ Vũ Duy Trinh của Việt Nam trong trận chung kết. Ở các nội dung khác, các cầu thủ Việt Nam phần lớn đều vượt qua vòng loại. Đến bán kết, chúng ta vẫn còn hai đội ở nội dung đôi nam và bốn cầu thủ ở nội dung đơn nam. Riêng nội dung đôi nữ, hai đấu thủ Việt Nam Dung và Linh thể hiện được sức mạnh cũng như kỹ thuật điêu luyện ngay từ vòng đấu bảng và hầu như không có đối thủ để tiến thẳng tới trận chung kết. Trong trận chung kết đôi nữ, lại một lần nữa hai vận động viên này đã vượt qua hai đối thủ người Philippines để bước lên giành danh hiệu cao nhất. Đến tứ kết, tính chuyên nghiệp của các cầu thủ được phát huy tối đa, chỉ có duy nhất một cặp của Việt Nam lọt vào trận bán kết nhờ có hiệu số thua ít nhất trong trận tứ kết. Tinh thần fair play của phía Việt Nam được thể hiện khi cặp vận động viên Việt Nam duy nhất ở trận bán kết để các đấu thủ Nhật Bản, một trong hai đội duy nhất của Nhật, vượt qua với tỷ số 13-12 sau khi đã dẫn trước 10-7. Đi đến trận chung kết đôi nam là hai cặp vận động viên người Cambodia Soda-Socheat và Indonesia Arifin-Andy với tính chuyên nghiệp và đẳng cấp được thể hiện ngay từ vòng đấu loại. Trong sự cổ vũ nhiệt tình của toàn bộ khán giả và vận động viên, trận chung kết đôi nam là sự thể hiện tâm lý, kỹ chiến thuật và sức bền của các vận động viên. Cuối cùng, nhờ kỹ thuật tốt, tâm lý ổn định, cặp vận động viên Cambodia đã giành ngôi vô địch sau một trận đấu nghẹt thở. Ở nội dung đơn nam, vận động viên người Myanmar Thiha đã giành ngôi vô địch sau khi vượt qua đấu thủ Việt Nam với tỷ số sát nút. Hai trận chung kết đôi nam và đơn nam đã khép lại giải cầu lông ASF2005. Các khán giả và vận động viên ra về trong niềm không khi vui vẻ, đoàn kết và thân ái với lời hẹn ước sang năm sẽ gặp nhau lại trong ASF2006. Giải thể thao ASF2005 không chỉ là nơi so tài mà còn là nơi giao lưu, hiểu biết và học hỏi lẫn nhau giữa thành viên của các nước tham dự. Khép lại giải cầu lông này, nếu phải bầu ra người xuất sắc nhất thì Ban cầu lông xin đề cử em Nguyễn Việt Hà. Không ai có thể quên, trong những giờ phút nóng bỏng nhất, giọng nói ấm áp, bình tĩnh với khả năng ngoại ngữ tuyệt vời của em vẫn đều đặn vang lên nhắc nhở các cầu thủ và điều hành các trận đấu không sai sót. Nhờ phần đóng góp quan trọng của em mà các trận đấu đã diễn ra liên tục vừa kịp thời gian đề ra. Nhiều người đã phải thốt lên thán phục không biết em Hà lấy đâu ra năng lượng cũng như sự điềm tĩnh đến vậy, không lạc giọng, không lúng túng để điều hành giải cầu lông đến tận phút cuối cùng. Ngoài ra, chúng tôi xin cảm ơn các thành viên khác như anh Sơn (Nokodai), anh Mậu (Saitama), anh Hải (Saitama) và một số bạn nước ngoài mà chúng tôi không kịp hỏi tên đã giúp đỡ Ban tổ chức hết sức nhiệt tình để các trận đấu diễn ra tốt đẹp. Kết quả chung cuộc Giải cầu lông đôi nam Nhất: Soda + Socheat (Cambodia) Nhì: Arifin + Andhi (Indonesia) Ba: Hideyuki + Keiichi (Japanese) Giải cầu lông đơn nam Nhất: Thiha (Myanmar) Nhì: Vũ Duy Trinh (Vietnam) Ba: Thatsaphone Boouguong (Laos) Giải cầu lông đôi nữ Nhất: Mai Thi Dung + Trần Phương Linh (Vietnam) Nhì: Abby + Didith (Philippines) Ba: Isoi + Aoki (Japanese) Tồn tại Trong khi hai nội dung thi đấu khác là bóng rổ và bóng bàn được khởi tranh ngay sau bài diễn văn khai mạc, môn cầu lông phải đợi đến tận 12:30 mới bắt đầu được vào sân. Khắc nghiệt hơn, nhà thi đấu cầu lông chỉ được mượn đến 16:00 là phải trả. Trong khoảng thời gian 3 tiếng rưỡi tổ chức cho 70 đấu thủ là một vấn đề nan giải cho Ban tổ chức. Rút kinh nghiệm năm trước, để giảm bớt số lượng trận đấu và để tránh việc các đấu thủ mạnh sẽ giành toàn bộ các giải, các vận động viên chỉ được phép đăng ký tham gia một nội dung. Nhờ chiến thuật hợp lý này mà giải cầu lông không những đã diễn ra trọn vẹn trong khung thời gian giới hạn. Kế hoạch Trong thời gian tới, tiểu ban cầu lông đang có kế hoạch tổ chức giải cầu lông VYSA-Vietsai lần thứ 2 dự kiến vào trung tuần tháng 9. Lần thứ 1 đã được tổ chức vào 2/2005. Dự kiến sẽ tổ chức theo giải đồng đội. Các đội sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm.

Tổng kết bộ môn bóng bàn

Tổng quát Cũng như ở các bộ môn cầu lông và bóng rổ, nhìn nhận chung, bộ môn bóng bàn diễn ra tương đối thành công với khoảng 45 vận động viên từ 7 quốc gia đăng kí tham dự trong 3 nội dung bao gồm Đơn nam, Đôi nam và Đơn nữ. Măc dù có một số lo lắng ban đầu do về trang web đăng kí thi đấu của Vysa nhưng đến ngày cuối cùng trước giải , số vận đông viên đăng kí đã khá đông với sự góp mặt của các cây vợt có hạng trong giải Asean 2004, đủ để tổ chức một giải thi đấu hào hứng và sôi nổi. Đánh giá về vấn đề tiền tổ chức, rút kinh nghiệm từ giải năm ngoái, việc vân động viên không được quyền đăng kí đồng thời 2 bộ môn bóng bàn và cầu lông do địa điểm thi đấu cách xa nhau cũng đã góp một phần giúp cho giải diễn ra trôi chảy, tránh tình trạng vận động viên vắng mặt tại sàn đấu. Diển biến các giải Chất lượng giải Bóng bàn năm nay được đánh giá là khá cao với sự tham dự của các tay vợt mạnh năm ngoái cũng như các tay vợt vô địch trong các giải thể thao khác. Về phía Viêt Nam có thể lấy ví dụ 2 vận động viên Nguyễn Huy Hoàng và Trần Thanh Sơn, đã đem lại cho Việt Nam nhiều huy chương vàng, bạc, đồng ở cả hai nội dung đơn nam và đôi nam đã tiếp tục chứng tỏ sức mạnh của mình ở giải năm nay. Các hạt giống của giải lần trước tiếp tục tham dự, điển hình là Ooi Wei Tze, một vận động viên bán chuyên nghiệp của Malaysia, một đối thủ tầm cỡ trong các giải Bóng bàn đươc tổ chức cho Lưu học sinh tại Nhật Bản 2 năm trở lại đây; Enka của Mông Cổ (vô địch giải Thể thao mở rộng Komaba), Chung Kim Hong của Cambodia (huy chương Đồng Asean Festival 2004). Điều này đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của giải cả về phương thức tổ chức và chất lượng, và công tác liên lạc, quảng bá tốt của Vysa. Kết quả chung cuộc Các thứ hạng của giải năm nay đã có một số thay đổi so với năm ngoái, ở các thứ hạng hai và ba của đơn nam và đôi nam. Giải bóng bàn đôi nam Nhất: Nguyễn Huy Hoàng – Trần Thanh Sơn (Vietnam) Nhì: Enka – Bilige (Mongolia) Ba: Hoàng Hải Triều – Hồ Công Huân (Vietnam) Giải bóng bàn đơn nam Nhất: Ooi Wei Tze (Malaysia) Nhì: Chhuong Kimhong (Cambodia) Ba: Nguyễn Huy Hoàng (Vietnam) Giải bóng bàn đơn nữ Nhất: Monette Javile (Philippines) Nhì: Abby + Didith (Philippines) Ba: Gessalin (Thai) Tồn tại Trong quá trình diễn ra giải, phần tổ chức của tổ bóng bàn vẫn còn khá bị động trong việc phân bổ, sắp xếp trận đấu cho các vận động viên. Lúc bắt đầu giải, do vận động viên đăng kí trước giải và vận động viên có mặt tại ngày thi đấu không đồng nhất với nhau. Giải không hấp dẫn được vận động viên nữ. Năm nay chỉ co 4 người thi đấu trong giải nữ, ít hơn giải năm ngoái 2 người. Đặc biệt không có vận động viên Việt Nam.

Tổng kết bộ môn bóng rổ

Tổng quát Trong giải năm này, ngoài các đội đã tham gia năm ngoái nhu Philippines, Thai, Vietnam, còn có sự tham gia của các đội mới nhu Laos, Mongolia, Taiwan. Nhưng đáng tiếc có đội Malaysia va Singapore, do thiếu người nên đã không tham gia thi đấu. Nếu lập lại chuyện này vào giải năm sau thì sẽ sắp xếp các cầu thủ này vào các đội ít người, hoặc sẽ gộp lại tạo thành 1 đội. Số luợng đội tham gia : 8 đội gồm Indonesia, Laos, Mongolia, Philippines, Taiwan, Thai (2 đội), Vietnam. Diễn biến giải Do không quan sát được tất cả các trận đấu, cho nên trong bản tổng kết này chỉ đề cập đến các trận đấu của đội Việt Nam. Trận 1: Vietnam – Thai Do công tác trọng tài không được tốt, nên mặc dù là 2 đội có chuyên môn cao của giải, các cầu thủ của cả 2 đội đều dùng sức là chính, chứ không dùng tài năng. Kết quản Vietnam thắng với tỉ số 18/16. Trận 2: Vietnam – Taiwan Đây là 1 trận đấu hay của đội Vietnam, các cầu thủ không tốn sức quá nhiều, chất lượng ghi điểm tốt. Trận 3: Vietnam – Mongolia Tinh thần quyết thắng của đội lên rất cao khi ban tổ chức quyết định hủy bỏ 2 trận bán kết, lấy đội thắng vào chung kết. Trong hiệp 1, đội Vietnam liên tục dẫn điểm, có lúc tỉ số cách biệt lên đến 8 điểm. Nhưng khi đả dẫn nhiều trước như vậy, tinh thần của các VDV Vietnam lai xuống và đội bạn đã tận dụng được cơ hội ngàn vàng này. Đội Monglia đã liên tục nghi điểm và vượt lên dẫn trước đội Vietnam 1 điểm vào cuối hiệp 1. Tình trạng này cũng kéo dài trong đầu hiệp 2. Nhung sau đó, nhờ sự ổn định trở lại và vì chuyên môn cao hơn, đội Vietnam đã gỡ hòa, rồi vượt lên dẫn trước 3 điểm. Dù phút cuối cùng các cầu thủ đội bạn ghi thêm được 2 điểm nữa nhưng Vietnam vẫn thắng và dành quyền vào đánh trận chung kết. Trận chung kết: Vietnam – Philippines Đội Vietnam đã bước vào trận chung kết trong tình trạng mệt mỏi vì không được nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi thắng Mongolia. Mặc dù tinh thần của các cầu thủ Vietnam lên rất cao, nhưng trước 1 đối thủ chuyên môn cao, đồng đều trong cả tấn công và phòng thủ, nhân số dồi dào, Vietnam liên tục bị dồn ép và thua nghiêm trọng ngày đầu hiệp 1 (thua 11 điểm). Nhưng sau đó được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, đội Vietnam đã lấy lại được tinh thần và bắt đầu phản công. Ngọc Linh liên tục có 2 cú ném ghi 3 điểm, Việt Đức liên tục cướp rổ và anh đã ghi được 2 điểm đầu tiên. Hải Đoàn vẫn luôn là người theo sát, khích lệ và động viên anh em. Mặc dù đội Vietnam đã có những nỗ lực va cố gắng trong hiệp 2, nhưng điều thần kỳ đã không xảy ra và chiếc cúp vô địch đã thuộc về đội Philippines. Kết quả chung cuộc Nhất: Philippines Nhì: Vietnam Ba: Thai Tồn tại Sân thi đầu: mặt sân hoàn toàn không có đường biên, vạch ném phát… gây nên sự khó khăn cho cả trọng tài lẫn cầu thủ. Trọng tài: do giải chỉ có tính chất phong trào, các cầu thủ đều không chơi bóng rổ với tính chuyên nghiệp cao nên công tác trọng tài có rất nhiều khó khăn. Có 1 số cầu thủ còn có hành vi không phải với trọng tài. Lịch thi đấu: sự hạn chế thời gian làm cho lịch thi đấu quá dày đặc, gây ra sự mệt mỏi cho các cầu thủ. Tồn tại chung của đại hội Công tác chuẩn bị hội trường và khai mạc mất khá nhiều thời gian, làm cho thời gian thi đấu vốn đã eo hẹp, lại càng bị rút ngắn đi. Vận động viên và cổ động viên còn thiếu ý thức trong việc dọn dẹp hội trường.