100 năm sau cuộc chiến với Nga, Nhật Bản suy nghĩ lại chính sách ngoại giao


TOKYO: Cách đây đúng 100 năm, Hải quân Nhật đã tấn công một hạm đội Nga, đưa đến chiến tranh Nga-Nhật mà kết thúc là chiến thắng đầu tiên của một quốc gia Châu Á đối với chủ nghĩa thực dân Châu Âu, và dọn đường cho một nước Nhật vừa mới công nghiệp hóa đứng vào hàng ngũ siêu cường.


Kỉ niệm cho một nước Nhật tự chủ tự cường hơn nữa, quãng thời gian 100 năm là một cơ hội cho người Nhật suy nghĩ lại về vị trí của mình trên đấu trường quốc tế khi mà họ cũng vừa gởi quân tới Irak một vùng đang có chiến sự lần đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ 2. “Đây là một bài học vô cùng quan trọng cho Nhật bản đương đại… và là một nước Nhật độc lập,” giáo sư Shinji Yokote, một chuyên gia về quan hệ Nga tại đại học Keio, Tokyo nói.

Ông nói, “hầu hết người Nhật nghĩ rằng”, Nhật Bản hiện nay chưa được “một nửa” độc lập. Từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, mà trước đó Nhật chịu sự che chở, núp bóng của Mỹ về mặt quân sự và ngoại giao, họ mới nhận ra vấn đề.

“Gởi lực lượng phòng vệ tới Iraq là thử nghiệm một cách suy nghĩ mới về vị trí của Nhật trên thế giới”. Yokote nói. Lần kỷ niệm này kích khởi một chủ đề mới “The Russo-Japanese war” chiến tranh Nga-Nhật: một kiểm nghiệm lại chiến lược quốc gia.

Đối đầu để xác định ai là người sẽ kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, cuộc chiến nổ ra vào ngày 8 tháng 2 năm 1904 khi Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Nga đang neo tại cảng Port Arthur tại điểm đầu của bán đảo Liêu Đông, mặc dù cuộc chiến vẫn chưa tuyên bố cho đến ngày 10 tháng 2.

“Hầu hết người Nhật cảm thấy cuộc chiến này là cần thiết để bảo toàn độc lập”, bởi vì Nhật Bản có thể sẽ là miếng mồi tiếp theo của Nga, Yokote nói với AFP. Với chiến thắng của Nhật vào tháng 9 năm 1905, sự ngưỡng mộ Nhật dâng cao trong mắt của các quốc gia đang bị thuộc địa, nó chỉ bị suy giảm khi Nhật sát nhập Triều Tiên vào Nhật năm 1910.

“Chiến tranh Nga-Nhật có một tác động tâm lý rất cao lên các quốc gia Châu Á”, Shigeki Hakamada, một chuyên gia về Nga tại Đại học Aoyama, Tokyo nói.

Sự nhận thức mà người Nhật có được qua sự kiện lịch sử quan trọng này và cách mà họ dạy nó trong trường đã hoàn toàn thay đổi. Cho đến khi kết thúc thế chiến thứ 2 người Nhật tôn vinh trận chiến Battle of Mukden tháng 3 năm 1905 và cuộc đối đầu hải quân gần đảo Tsushima vào tháng 5 năm đó như ngày Quân đội (Army Day) và ngày Hạm đội (Fleet Day)

Chỉ huy trưởng, tướng Nogi và đô đố Togo là những anh hùng dân tộc.

Tâm trạng “bại trận” sau chiến tranh năm 1945 đã tạo ra một nhận thức mới tiêu cực về những cuộc đối đầu trước đó trong lịch sự như là những “gây hấn đầu tiên” của Nhật mà kết quả là dẫn đến “thất bại thảm hại” trong chiến tranh thế giới thứ 2, theo Yokote nói. Tên của các tướng lĩnh anh hùng biến mất khỏi các sách giáo khoa. Rồi có một cái nhìn khác cho rằng các yếu tố bên ngoài đã góp phần cho chiến thắng của Nhật như sự bất ổn của nước Nga lúc đó, sự giúp đỡ gián tiếp của thực dân Anh. “Nhật Bản đã quá tự tin về sức mạnh quân sự của mình. Và kết quả là, nó đưa đến sự bành trướng về quân sự, sự mở rộng ra bên ngoài”, theo báo Asahi tháng 1 trong một bài bình luận nhân sự kiện gởi quân tới Iraq.

Quan tâm tới chiến tranh bắt đầu khôi phục vào đầu những năm 1970 với sự xuất bản tiểu thuyết lịch sử của Ryotaro Shiba “Saka no ue no kumo” (Mây trên đồi).

Mặc dù đã không liên quan gì đến chiến tranh, tới hiện nay Tokyo và Moscow vẫn còn một tranh chấp về chủ quyền của một nhóm đảo phía nam quần đảo Kuril, được tuyên bố bởi Nhật là lãnh thổ phía bắc của Nhật nhưng bị chiếm bởi quân đội Soviet vào năm 1945. Nhật Bản vẫn còn quan tâm vào vấn đề này, đối tượng duy nhất của chính sách ngoại giao thời chiến tranh lạnh, Yokote của đại học Keio nói.

Đối diện với những lo sợ trước một Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hạt nhân và một sức mạnh quân sự đang tăng của Trung Quốc, “chúng tôi không chỉ cần tới sự giúp đỡ của Mỹ mà cần hợp tác cả với Nga, ” ông nói, quan hệ gắn bó của Moscow với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sẽ rất “hữu ích” cho Tokyo.

“Chúng tôi không nên dựa hoàn toàn vào Mỹ. Chúng tôi nên tạo dựng những cố gắng ngoại giao mạnh mẽ để đảm bảo hoà bình cho toàn Châu Á”, báo Asahi nhận xét.

Galaxy (theo AFP)