Mảng tối của xã hội Nhật Bản. Phần 1: Tội ác


Nhật Bản vẫn thường được nhiều người cho là một nước công nghiệp tiến tiến an toàn nhất thế giới, nhất là đối với những ai đã có thời gian sống tại đây. Hàng ngày ta có thể thấy trẻ con ở lứa tuổi năm sáu đi một mình hoặc theo từng nhóm đến trường ngay cả khi trời tối. Phụ nữ và các cô gái trẻ có thể đi bộ một mình trên hầu hết tất cả các đường phố vào bất kỳ thời gian nào mà không sợ bị tấn công.Tuy nhiên, Nhật Bản không phải là nước không còn tội ác. Mà ngược lại tội ác ở đây hết sức hung hăng và man rợ.


Một trong những lý do tại sao tội ác Nhật Bản có khuynh hướng man rợ có quan hệ trực tiếp tới sự chặt chẽ của pháp luật. Do đó tội ác thường mang tính chất chuyên nghiệp hoặc do bị loạn trí gây nên. Việc cấm sử dụng súng đã hạn chế rất nhiều các vụ giết người và làm cho đường phố Nhật Bản trở nên an toàn hơn nhiều, tuy nhiên lại làm cho các vụ giết người trở nên man rợ hơn. Một trong các ví dụ là vụ dùng khí sarin để khủng bố tại ga tàu điện ngầm Tokyo của giáo phái Aum Shinrikkyu; vụ chặt đầu của đứa trẻ 14 tuổi bị tâm thần do bị ám ảnh bởi phim kinh dị của Mỹ; vụ bắt cóc, cưỡng hiếp và giết 4 trẻ em dưới 10 tuổi rồi đem xác đặt ở trước cửa nhà bố mẹ các em; và gần đây nhất là vụ một học sinh nam cấp 2 hành hung giáo viên tiếng Anh đến chết nhưng sau đó chỉ bị kết tội 18 tháng tù do lý do bị áp lực tâm thần mạnh.

Những ví dụ trên đây chỉ ra các “khối u” đặc biệt trong mảng tối của xã hội Nhật Bản. Vụ tấn công bằn khí sarin cho thấy tính “nhậy cảm” trong các giáo Nhật Bản. Các giáo phái có thể trở thành các nhóm có tổ chức chặt chẽ từ các nhóm bị xã hội ruồng bỏ. Vụ hãm hiếp các học sinh nũ ít gây ngạc nhiên bởi vì xã hội Nhật cho phép buông lỏng các chương trình khiêu dâm trẻ em “đã bị kiểm duyệt” (gọi là kiểm duyệt nhưng chỉ có “phần kín” là bị che (mosaic)), và một số thành phố (trong đó có cả Tokyo) cho phép các cô gái từ 12 tuổi có thể được phép tham gia “hẹn hò kín” (thực chất là mại dâm). Xã hội Nhật có xu hướng coi nhẹ vị trí của phụ nữ hơn nam giới và do đó các vụ quấy rối tình dục (sekuhara) thường bị bỏ qua. Hiện tượng này rất phổ biến ở dạng các vụ “sờ soạng” trên các toa tầu đông người.

Vụ chặt đầu của đứa trẻ 4 tuổi và vụ hành hung giáo viên đến chết cho thấy tội ác tuổi vị thành niên vốn xuất hiện thỉnh thoảng ở các nước phương Tây, nay bắt đầu truyền nhiếm một cách đáng buồn vào xã hội Nhật Bản. Vụ chặt đầu đặc biệt cho thấy ảnh hưởng của xã hội phương Tây vào nền tảng đạo đức của giới trẻ Nhật Bản. Không chỉ có phim ảnh rùng rợn, mà các điệu nhảy rap, hay thời trang gangsta đang ngày được đua tranh song song với việc thần tượng hóa các “anh hùng” hung bạo trong các phim.

Đây không còn là vấn đề nhỏ-thực tế, nó có lẽ còn là vấn đề nghiêm trọng hơn gia đình tội ác yakuza thường gây bạo lực chủ yếu trong phạm vi “xã hội” của chúng. Sự thật là tội ác vị thành niên đã tăng vọt về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng vào năm 1997, trải dài từ các vụ phạm tội liên quan đến ma túy cho tới các vụ ăn cướp của thành phần trung niên (được gọi là “oyaji hunting”). Một bản báo cáo của Cục cảnh sát quốc gia cho thấy trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 11, một số lượng lớn các học sinh cấp 2 và cấp 3 đã bị tình nghi có liên quan đến việc sử dụng các loại ma túy, và một số lượng ngày càng tăng các học sinh trung học nữ đã dấn thân vào con đường mại dâm để trang trải cho các món đồ đắt tiền.

Theo bản báo cáo trên, 139.867 thiếu niên, tức là tăng khoảng hơn 6.000 so với năm 1996, đã bị cảnh sát băt giam trong 11 tháng đầu tiên của năm 1997. Các quan chức cảnh sát đánh giá hiện tượng này như thể loại trào lưu tội phạm thứ tư trong lứa tuổi vị thành niên kể từ chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trào lưu thứ nhất vào năm 1951 khi đất nước đang khôi phục sau chiến tranh; trào lưu thứ 2 vào năm 1964 khi các tội phạm tình dục tăng nhảy vọt; trào lưu thứ 3 vào năm 1983, khi các vụ hít phải hơi độc của keo dán (glue-sniffing) và các băng đua xe mô tô quấy rối. Trào lưu năm 1997 được dẫn đầu bởi số lượng các vụ cướp tăng 58% so với năm 1996 và đạt đỉnh cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

Lo lắng càng tăng thêm khi sự mê hoặc của dao găm ngày càng tăng trong nam thiếu niên Nhật kéo theo một chuỗi các vụ tấn công và đang ngày càng đe dọa đất nước này. Gần đây, một đứa trẻ 13 tuổi hành hung giáo viên đến chết bằng một con dao phi trong hành lang trường học khi cô giáo quở trách cậu ta vì hành vi đi học muộn. Một đứa trẻ khác sử dụng dao để tấn công cảnh sát tại Tokyo để cướp súng. Hai đứa trẻ sinh đôi gần đây đã bị bắt do dùng dao tấn công một phụ nữ 58 tuổi. Tờ báo Yomiuri Shimbun cho biết “Chúng tôi sẽ không thể tưởng tượng nổi nếu trẻ em trở nên vô cảm đối giá trị của cuộc sống.” Có lẽ có thể cho rằng xã hội này còn bị ảnh hưởng nhiều bởi tinh thần võ sĩ đạo samurai coi thường mạng sống đã có từ 400 thế kỷ nay, nhưng lại khó có thể đổ lỗi cho MTV, văn hóa nhạc pop đang biến thanh niên Nhật trở nên dễ nản chí và bất trị giống như thanh niên ở các nước phương tây.

Tuy tỷ lệ và xu hướng đang ngày càng đáng chú ý, những con số này khó có thể khẳng định việc đất nước này không kiểm soát nổi giới trẻ. Nhật Bản đang quan tâm đến các nguyên nhân tiềm năng của các triều hướng tội phạm. Chúng bao gồm hệ thống giáo dục căng thẳng, tệ ức hiếp bắt nạt ở trường học, bạo lực trong TV và các cho chơi điện tử, và sự tan vỡ của các gia hình nhiều thế hệ.

Trần Xuân Nam
Bài viết được sưu tầm và lược dịch từ nhiều nguồn thông tin để bạn đọc có thêm một cái nhìn về xã hội Nhật Bản hiện nay. Tác giả không chịu trách nhiệm về các thông tin trên