Tặng quà- nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu trong VH Nhật


Một trong những điều đầu tiên mà hẳn ai cũng được dặn dò trước khi đặt chân đến nhà người Nhật hẳn là : “Nhớ chuẩn bị một món quà nho nhỏ nhé! “. Người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống người Nhật. Trong khi việc tặng quà vào các dịp Sinh nhật, đám cưới và một vài dịp lễ đặc biệt khác là bình thường ở các nước khác, người Nhật thậm chí thường đem tặng quà trong những dịp viếng thăm nhau rất bình thường và coi việc tặng quà như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau.


Nhiều năm trước đây, Richard Allen- Phụ tá TT An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Reagan – đã phải từ nhiệm vì đã không khai báo một tờ cheque 1000USD và một chiếc đồng hồ đeo tay do một nhà xuất bản của Nhật tặng ông với lòng biết ơn sự cộng tác của ông trong một cuộc phỏng vấn do nhà XB này thực hiện. Ở Nhật, việc tặng quà như thế cho những người cung cấp thông tin cho họ là một việc làm khá phổ biến những ở Mĩ, các quan chức chính quyền đều phải khai báo các khỏan quà tặng mà họ được nhận. VD về Allen cho thấy rõ sự khác nhau trong phong tục cũng như cách nhìn nhận về tặng quà của Nhật với nước khác.
Tặng quà được xem như một cách để người Nhật xác định các mối quan hệ xã hội trong đời thường. Họ tặng quà trong nhiều dịp trong năm. Có khỏang 70 dịp tặng quà khác nhau mà phổ biến là các dịp lễ tết , lớn có Tết Dương lịch (seibou), lễ cảm tạ vào giữa năm (chugen), Ngày của Cha, Mẹ (mới du nhập từ các nước phương Tây), Valentine, Giáng sinh, ngoài ra còn các dịp như có tin vui về việc Sinh con, Đám cưới, Lễ nhập học, Tốt nghiệp, Thành nhân… rồi các thay đổi như chuyển nhà,thăm bệnh nhân,mua quà lưu niệm khi đi du lịch, các ngày lễ của nhà Phật…
Đến đây thì hẳn không ít bạn nghĩ rằng thực ra ở VN cũng có phong tục tặng quà vào những dịp như thế. Tuy nhiên cũng xin nhấn mạnh rằng việc tặng quà ở Nhật vẫn mang tính chất hình thức (theo đúng nghĩa về mặt hình thức bên ngoài lẫn nội dung món quà) với những qui phạm phức tạp. Chỉ xem các loại phong bì dành cho các dịp khác nhau hẳn bạn cũng dễ hoa mắt nhức đầu, vì cho đám cưới bạn sẽ có loại phong bì có chữ “kotobuki” (giống tên công ty bánh kẹo Hải Hà nhỉ :P), đám tang là phong bì có vạch đen in hình hoa sen, hay thăm người bệnh thì phong bì không trang trí hoa đỏ…
Chi phí dành cho các món quà cũng không phải là ít. Bình quân một gia đình Nhật chi tiêu 7.5% thu nhập hàng tháng cho các món quà. Hàng năm tổng trị giá các món quà trên tòan nước Nhật lên đến 7000 tỉ yên( trong đó tiêu dùng vào dịp giữa năm là 760 tỉ yên,dịp cuối năm là 830 tỉ yên) chiếm 1/7 dự tóan ngân sách Quốc gia.
Với nhiều dịp, nhiều qui cách và chuẩn tắc trong việc tặng quà , các bà nội trợ không những đau đầu với việc chọn món quà nào cho phù hợp thì còn phải nhăn trán để tìm cho ra nguồn “ngân sách” cho những khỏan quà tặng này. Có cầu thì xuất hiện cung, các dịch vụ về quà tặng ra đời. Các dịch vụ này thực hiện việc mua lại những món quà chưa mở, những món quà mà gia chủ không cần đến hoặc đã nhận được nhiều quá, rồi bán lại với giá rẻ dưới dạng discount. Ngoài ra còn có những công ty mua bán những món quà dùng rồi (used gift).
Thấy người lại nghĩ đến ta. Ở VN tình trạng tặng quà, cũng không khác Nhật là mấy, thậm chí đôi chỗ còn mang tính chất tiêu cực hơn.Tuy nhiên, chỉ mong rằng, ở đâu, việc tặng quà cũng sẽ trở thành một phong tục đẹp thể hiện tình cảm con người đối với nhau, không thành gánh nặng cho người tặng cũng như người được tặng, và không có sự lạm dụng của những món quà.

Written by Minh Chau