Tinh thần đoàn kết của người Nhật bản


Sức mạnh của Nhật Bản ai cũng biết, nhưng cho tới nay đó vẫn là điều không dễ gì bắt chước. Một trong những yếu tố đó là tinh thần đoàn kết trong sinh hoạt tập thể. Tinh thần này xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp khá đặc thù của dân tộc Nhật.

Thật vậy, họ không làm việc đồng áng một cách đơn độc từng nông gia mà một cách tập thể. Theo truyền thống, các gia đình gần nhau sẽ hợp sức lại và chia ra, hôm nay cùng làm phụ cho nhà này, hôm sau cùng làm phụ cho nhà khác. Tại Nhật Bản, thường mỗi năm thu hoạch một lần, nông dân gieo mạ vào mùa xuân, cấy lúa vào khoảng tháng 6 tức vào dầu mùa mưa và gặt vào khoảng tháng 10 hay 11. Khi gặt hái xong, họ cùng nhau tổ chức các buổi lễ cảm tạ thần linh. Các sinh hoạt tập thể, cùng hướng về mục tiêu chung, nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn trong công việc đồng áng nặng nhọc và khó khăn… đã gắn bó với nguời Nhật ngay cả khi họ buớc chân vào đô thị, sống cuộc sống văn minh cơ khí và điện tử. Ðể đạt năng xuất cao, công việc đồng áng cũng rất cần sự tính toán chính xác, cẩn thận, từng chi tiết và nhanh chóng ứng biến với thời tiết… tạo cho nguời Nhật tình thần nguyên tắc và nhẫn nại chứ không tùy tiện.

Tâm trí bình thường, có khi hơi chậm, nhưng nhờ không ngại khó khăn và chịu khó học hỏi nên phát triển rất nhanh. Mang nặng tinh thần Ðông Phuong nhưng cũng du nhập mạnh mẽ tinh thần Tây Phuong. Có tính nguyên tắc dù không thích, rất kỷ luật, có tinh thần tập thể cao. Nên tách riêng một nguời Nhật thì yếu nhưng tập thể của họ thì rất mạnh. Ðặc biệt rất trọng lễ nghĩa nhất là nguời già hay nguời có địa vị, khi gặp mặt cũng như khi từ giã, cúi chào mấy lần mới xong. Hơi một tí là cám ơn và xin lỗi. Nhưng có điểm lạ là đôi khi cấp trên la mắng cấp dưới rất nặng, rất dai truớc mặt những nguời khác, mặc dù đôi khi cấp duới không có lỗi hay chỉ phạm lỗi nhỏ. Lạ hơn nữa là tuy la mắng nhu vậy nhưng lại ít để bụng, không thù dai, sau đó lại làm việc như thuờng. Cấp dưới ít khi dám cãi lại cấp trên, tất nhiên có khi chịu không nổi thì cấp dưới xin nghỉ. Trong trường hay công ty, quan hệ đàn anh và đàn em đôi khi nặng hơn quan hệ gia đình. Các câu lạc bộ thể thao hay võ trong đại học vẫn dùng hình phạt hành xác và coi dó là một phần của sự tập luyện, người Việt ở Nhật là xứ võ thuật nổi tiếng mà không mấy ai dám theo học. Khi đàn anh đánh dàn em, thì đàn em chỉ cố chịu đựng chứ không dám dánh lại, và đặc biệc các đàn anh khác không ai can dù thấy đánh rất nặng, chảy máu… (đôi khi đàn em chẳng có lỗi, mà chỉ vì đàn anh đang tức chuyện gì dó). Ðàn em không dám về mách bố mẹ, hầu như không có chuyện kéo anh em, bạn bè trả thù (có lẽ vì cho như vậy là yếu hèn?). Ðôi khi vì vậy xẩy ra chuyện đáng tiếc như các em nhỏ bị bạn uy hiếp bắt nộp nhiều tiền mà lo không nổi nên tự tử.

Họ rất kỹ lưỡng trong việc ăn uống, sạch sẽ và chịu khó lau chùi nhà cửa, thường mặc đồ trắng khi làm việc, như tài xế taxi đeo găng trắng, phụ nữ khi mặc “kimono” di dép (hở gót) dùng tất trắng, đôi khi bộ đồ của thợ sửa xe cũng mầu trắng… Xe hơi của nhà đa số sơn trắng, nhưng mặt khác các xe sang trọng thì sơn mầu den. Vải mầu đỏ trắng tuợng trưng cho vui tươi treo trong các dịp hội lễ, còn đen trắng là mầu buồn, đi dự đám tang thuờng mặc toàn đen.

Họ rất thích ca hát, ngày xuân rủ nhau ra công viên ngắm hoa Anh Ðào gọi là “hanami” (hoa kiến) rồi cùng nhau hát. Hay khi có tiệc tùng, sau khi ngà ngà là bắt đầu màn ca hát, dù là nguời có dịa vị như Thủ Tuớng cung đơn ca theo nhạc “Karaoke” (“Karaoke” xuất phát từ Nhật Bản năm 1971 do nhạc công Inoue Daisuke chuyên đệm trống ở ngoại ô Kobe sáng tạo ra, gồm “kara” + “orchestra”, mà “kara” tiếng Nhật là không và “orchestra” là tiếng Anh nghĩa là dàn nhạc hòa tấu, do dó “Karaoke” là chỉ thâu dàn nhạc chơi không, không có người hát, tạm dịch là “nhạc không lời” (xin dừng hiểu theo nghĩa là bài nhạc chỉ có nốt mà không có lời) rồi người ta mới hát theo nhạc dó). Có khoảng 60 triệu nguời Nhật và 20 triệu người Ðông Nam á… đang hát Karaoke. Số doanh thu liên quan dến ngành này lên tới khoảng 10 tỷ Mỹ Kim một năm. Các truờng Nhật từ tiểu học trở lên đều có “hiệu ca”, nên họ quen hát từ bé, mặc dù âm sắc không phong phú, chỉ có dộ 120 âm (trong khi tiếng Phổ Thông Trung Hoa 420 âm, Quảng Ðông 3.000, Phúc Kiến – Ðài Loan 5.000 âm và Việt Nam khoảng 20.000 âm). Cả nam nữ, lão ấu dều mặc “Kimono” , thuờng là loại mỏng mùa hè như áo ngủ ở các hội lễ, và rất thích múa tập thể, có khi lên dến cả ngàn nguời. Khi rước kiệu nặng một vài tấn, đàn ông thuờng mặc khố trắng ngắn ở trần, đàn bà thì mặc áo “Kimono” mỏng và quần đùi. Hơn hình ảnh nào hết, các cuộc rước lễ đã nói lên tất cả sự đoàn kết và sức mạnh của dân tộc Nhật Bản.

Ngôn ngữ chung của cả nước là tiếng Nhật. Tiếng nói là pha trộn âm Nhật (Kunyomi) và âm Hán-Nhật (Onyomi) tương tự như Việt Nam và Ðại Hàn. Chữ viết là pha trộn của chữ Hán, Hiragana, Katakana (loại lý tự don giản tuợng thanh do họ tạo ra dựa trên chữ Hán viết tháu, như từ chữ Hán là “an” viết tháu di dể chỉ âm “a”, trong khi Việt Nam tạo ra chữ Nôm thuờng là loại hài thanh mà tiếng Nhật gọi là “keisei” (hình thanh) phức tạp, gồm một phần tuợng ý và một phần tuợng thanh hay kiêm cả ý) và sau này thêm cả chữ La Tinh. Tiếng Nhật thông dụng chỉ dùng dộ 1.945 chữ Hán kèm với các loại ký tự khác. Tuy họ dùng số chữ Hán ít hơn tiếng Hoa nhưng lại có quá nhiều âm đọc, như chữ “nhất” (viết chỉ có 1 gạch ngang) mà có 4 âm thông dụng và 16 âm dùng cho tên người hay địa danh, chính nguời Nhật cũng không thể nào nhớ được. Do đó, trên giấy tờ thường phải có thêm khoảng để ghi cách đọc.

BKDUAN
(Sưu tầm)